Với tinh thần trao đổi thẳng thắn những
thuận lợi, khó khăn đang đặt ra cho ngành KH&CN, chương trình Đối
thoại đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và câu hỏi của các nhà khoa
học, các nhà quản lý thuộc 4 đơn vị tham gia chương trình dành cho các
nhà lãnh đạo. Trong đó đa số những ý kiến đều tập trung vào giải quyết
một số vấn đề cốt lõi như: cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN;
Nguồn đầu tư cho KH&CN; Cơ chế đãi ngộ, trọng dụng nhân tài…
 |
Chương trình đối thoại đã thu hút hơn 100 đại
biểu đến từ UBND tỉnh Bắc Giang, Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội. (Ảnh: P.Hoàn) |
Ông Bùi Văn Hải, Phó Bí thư tỉnh ủy
kiêm Chủ tịch tỉnh Bắc Giang khẳng định, hiện nay hoạt động KH&CN
tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong công tác đầu tư cũng như
tiếp nhận công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Hy vọng qua những
chương trình như trên sẽ tìm ra được những giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho hoạt động KH&CN ở các địa phương, cũng như tại tỉnh Bắc Giang.
Trước thực trạng ngành khoa học xã hội đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt
về trình độ, nhân lực, PGS.TS. Mai Quỳnh Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội cho rằng, để phát triển nền khoa học Việt Nam thì điều đầu tiên phải
thay đổi cơ chế bởi cơ chế đang làm khó các nhà khoa học. Ngoài ra, còn
nhất thiết phải xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu khoa học,
nếu không có quỹ này thì nền khoa học rất khó phát triển, PGS.TS. Mai
Quỳnh Nam nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, TSKH. Phùng Hồ Hải, Viện Phó Viện Toán học cũng
đồng ý cho rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực có trình độ cao đang là
khó khăn chung của ngành KH&CN, thực thế cho thấy gần 10 năm qua
Viện Toán học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) hầu như chưa tuyển được
đội ngũ kế cận xuất sắc do thiếu cơ chế thu hút và trọng dụng người tài,
đặc biệt chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đội ngũ này,
Chia sẻ, giải đáp những ý kiến của các nhà khoa học, Bộ trưởng Bộ
KH&CN Nguyễn Quân khẳng định, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN đã được ban hành,
vì vậy, Bộ trưởng hi vọng rằng những khó khăn về cơ chế tài chính cho
hoạt động KH&CN sẽ được đổi mới thông qua những văn bản quy phạm
pháp luật.
Bộ trưởng cũng cho biết, những nội dung đổi mới sẽ tập trung 3 vấn đề
lớn, cụ thể: phương thức đầu tư; cơ chế tài chính và cơ chế đãi ngộ
trọng dụng nhân tài. Nếu giải quyết được 3 vấn đề này sẽ tạo đà cho
KH&CN phát triển mạnh mẽ, nền KH&CN sẽ có nhiều kết quả nghiên
cứu được ứng dụng vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng cũng hi vọng, Chương trình đối thoại này sẽ được duy trì như
một hoạt động thường niên của 3 đơn vị, qua đó sẽ tạo ra những buổi tọa
đàm quy mô lớn để trao đổi về chính sách KH&CN giữa các Bộ, ngành
liên quan, từ đó có những giải pháp phù hợp nhất để phát triển ngành
KH&CN Việt Nam.