Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 05/04/2013 09:07
Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Về phần “Lời nói đầu”
Lời nói đầu của Hiến pháp cần phải có tác dụng giúp cho người đọc hiểu ngay được những nội dung cốt lõi của Hiến pháp. Vì vậy nhất thiết phải có Lời nói đầu. Lời nói đầu phải rất xúc tích về nội dung, có tính khái quát cao và hết sức ngắn gọn.
Nội dung Lời nói đầu cần được cấu trúc bằng ba khổ cân đối với nhau: quá khứ, hiện tại và tương lai:

Quá khứ, hiện tại và tương lai của Tổ quốc cần được mô tả một cách ngắn gọn để người đọc biết rõ: "Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đang đứng ở đâu trong thế giới đương đại? Chúng ta sẽ đi về đâu?”.  

+ Về quá khứ: Cần có sự đánh giá đầy đủ công lao và giá trị tất cả các mặt về di sản của tổ tiên để lại cho hậu thế. Mô tả không đầy đủ về công lao to lớn của Tổ tiên, về quá khứ vẻ vang của dân tộc là quên mất gốc tích.   

+ Về hiện tại: Cần nêu rõ công lao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc là đã giành lại: Độc lập, Tự do cho Tổ quốc, sự trường tồn của các dân tộc (56 dân tộc) và quyền làm người cho người Việt Nam. Không nhất thiết phải kể những việc mà Đảng, Nhà nước đã làm… Càng viết, càng trở nên dài dòng, càng thiếu!  

+ Về tương lai:  Khi đọc xong, người đọc thấy được hướng đi, cảm nhận được mục đích phấn đấu rõ ràng, mang tính khả thi cao. Không dùng những khái niệm trừu tượng, mơ hồ mà nội hàm đang có tranh cãi, khó mô tả, khó định nghĩa, người đọc cảm thấy xa xôi. 

Về cách viết Lời nói đầu. Lời nói đầu của Hiến pháp nên giàu tính hào hùng, động viên,  làm cho người đọc hừng hực con tim. Tất cả mọi người đều cảm nhận được rằng cho dù họ có sự khác nhau về chính kiến, về tín ngưỡng, về xuất thân giai cấp, về địa vị xã hội, đang sống trên Đất Mẹ hay đang mưu sinh ở một phương trời xa xứ đều là những người con có chung cội nguồn dân tộc, từ cùng một bọc trứng mà sinh ra.  Đặc biệt tránh dùng các khái niệm, từ ngữ để kẻ xấu lợi dụng rồi lu loa rằng Hiến pháp này là chỉ của những người tham gia chống Pháp, chống Mỹ, của những đảng viên cộng sản mà thôi. Giương cao ngọn cờ Đại đoàn kết dân tộc để tạo nên sức mạnh của toàn dân, sức mạnh bất khả chiến bại trước mọi thử thách để cùng nhau giữ nước, dựng nước. Có giữ được nước mới có nước để xây dựng. Làm tốt  nhiệm vụ dựng nước mới giữ được nước. Nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của Hiến pháp mới là làm căn cứ pháp lý thống nhất cho sự nghiệp xây dựng Việt Nam thành đất nước hùng mạnh, tiến kịp với các nước phát triển trong vùng và trên thế giới.

- Văn phong của Lời nói đầu cần xúc tích về nội dung, nhưng lời lẽ phải ngắn, gọn, rõ nghĩa, để dễ hiểu, dễ nhớ thuộc lòng.

Từ những ý tưởng nêu trên,  đề nghị viết lại Lời nói đầu như sau :

(những từ in đậm là từ bổ sung, còn lại là từ của dự thảo được giữ nguyên)

Về quá khứ: 

Trải qua nhiều nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam, thế hệ nối tiếp thế hệ, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để giữ nước và dựng nước, hun đúc, tôi luyện nên những dân tộc giàu lòng yêu chuộng hòa bình, yêu công lý, giàu truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên non sông gấm vóc trong thế đứng lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra Biển Đông thông thương với thế giới năm châu bốn biển để truyền lại cho con cháu muôn đời sau. (104 từ)

Về hiện tại: 

" Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo anh minh của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, ác liệt chống lại những đội quân xâm lược tàn bạo, hùng mạnh nhất của thời đại, giành lại Độc lập, Tự do, Thống nhất của Tổ quốc, sự Trường tồn của các dân tộc Việt và Quyền làm người cho người Việt Nam” để cùng sánh bước ngang hàng với các nước trên thế giới. (92 từ).

Về tương lai:

Với mục đích xây dựng Nhà nước Việt Nam thật sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân nhằm phục vụ sự  nghiệp giữ gìn Độc lập, Tự do của Tổ quốc và làm cho non sông gấm vóc của Tổ tiên để lại ngày càng thịnh vượng hơn, Chúng tôi toàn thể Nhân dân Việt Nam đồng lòng xây dựng nên bản Hiến Pháp 201… này. (65 từ). Tổng cộng Lời nói đầu của Hiến pháp gồm : 261 từ.


(Theo daidoanket.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)