Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ ba, 09/04/2013 09:05
Kinh tế Thủ đô: Đối mặt không ít thách thức
Ngày 8-4, tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, dự báo bức tranh kinh tế Thủ đô sẽ còn khó khăn hơn; đã xuất hiện tình trạng cố tình chiếm dụng vốn khiến nợ xấu lan truyền.
Tăng trưởng  ở mức thấp

Báo cáo của UBND TP Hà Nội do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu trình bày cho biết, quý I năm 2013, kinh tế Thủ đô có mức tăng cao hơn và mức lạm phát thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,5%, cao hơn mức 7,3% của năm 2012. Ba điểm sáng của quý I là kim ngạch xuất, nhập khẩu đều tăng; du lịch tiếp tục phát triển, khách tham quan đến Hà Nội tăng 12,7%, trong đó, khách quốc tế đạt 425 nghìn lượt; nông nghiệp tăng khá. Tuy nhiên, hai điểm nghẽn lớn là sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ. Cùng với đó, tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối tháng 3 ước đạt 624.250 tỷ đồng, giảm 4,39% so với tháng 12-2012. Nợ xấu có xu hướng gia tăng, tính đến cuối tháng 2 là 6,29%.

Để xảy ra tình trạng trên theo ông Sửu có 2 nguyên nhân. Nếu nguyên nhân khách quan là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới thì nhân chủ quan vẫn là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành ở một số cấp, ngành, lĩnh vực giải quyết công việc còn chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động sáng tạo. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng chỉ ra do sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện trong một số công việc còn chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả, kỷ cương hành chính còn chưa nghiêm... dẫn đến kết quả là nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội không đạt mục tiêu đề ra.

Nỗi lo nợ xấu dây chuyền

Tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hapro, cho biết: Quý I lượng hàng hóa bán ra đều tăng, nhưng chi phí quản lý, bán hàng lại cũng tăng rất nhiều nên hiệu quả hoạt động của DN rất thấp. Và mặc dù năm qua thành phố đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn về lãi suất cho doanh nghiệp nhưng tình hình nợ xấu vẫn tăng… Một hiện tượng rất đáng lưu ý mà ông Thắng có nhắc đến là tình trạng nợ xấu lan theo dây chuyền, khi mà lợi dụng tình hình khó khăn, nhiều DN lớn đã chiếm dụng vốn của ngân hàng, còn các DN nhỏ thì chiềm dụng vốn của các DN lớn… 

Dự cảm về tình hình năm nay sau khi kinh tế Thủ đô đã đi hết hành trình của quý I, ông Thắng cho rằng "hoạt động của DN năm 2013 chưa có tín hiệu tốt hơn. Sức mua của người dân xu hướng giảm.. Tiếp cận vốn ngân hàng thoáng hơn nhưng khó cải thiện tình hình. Thêm vào đó, PCI của Hà Nội đã giảm 15 bậc, nếu cứ để tình trạng thế này thì không thể vươn lên”.  

Còn Bí thư huyện Thanh Oai Phùng Thị Hồng Hà lại lo lắng nhiều hơn về tiến trình giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Theo bà Hà đây là vấn đề bức xúc, bởi ngoài vấn đề lao động mất việc do DN thu hẹp sản xuất thì còn một vấn đề khác cần sự ra tay giải quyết từ phía chính quyền;  "việc đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp để tăng năng suất lao động đã dẫn đến chuyện xuất hiện lao động dôi dư. Hiện Thanh Oai có 22 nghìn lao động, về lý thuyết cơ giới hóa thì dư 10 ngàn lao động. TP cần chuẩn bị tinh thần có phương án tạo việc làm cho lao động dôi dư nếu không lượng lao động này sẽ hòa vào dòng người tràn vào TP tìm việc làm”- bà Hà kiến nghị.

Dẫn ra số liệu trên 300 DN ngừng hoạt động ở địa bàn mình, và tình hình chật vật trong thực hiện kế hoạch thu ngân sách khi thu ngân sách trên địa bàn Hoàn Kiếm năm nay mới đạt trên 11% trong khi quý 1 năm 2012 đạt 45,5% kế hoạch, Bí thư quận Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi cho rằng:  "Quý I bộc lộ rõ yếu kém của nền kinh tế do hệ quả của sự điều hành nhiều năm qua. Giải pháp quan trọng lúc này là phải nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho DN phát triển.”

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng cuối năm được dự báo còn nhiều khó khăn nên đòi hỏi trong chỉ đạo điều hành cũng như tổ chức thực hiện cần phải chủ động, linh hoạt hơn nữa. Thời gian tới, Hà Nội sẽ bám sát tình hình, tăng cường công tác dự báo, đề ra các giải pháp phù hợp để cụ thể hóa hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.



(Theo daidoanket.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)