Thông cáo nêu rõ các ngoại trưởng ASEAN
"nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tin cậy
lẫn nhau và hợp tác nhằm củng cố an ninh biển", khẳng định sự cần thiết
của một giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên
Biển Đông phù hợp với những nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận
một cách rộng rãi.
 |
Ngoại trưởng Indonesia và Philippines trao đổi về việc đoàn kết nội khối ASEAN trong vấn đề biển Đông |
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
ngày 11/4 cho biết ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ tổ chức
một cuộc họp đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng một Bộ quy tắc
ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Phát biểu với báo giới tại hội nghị
Ngoại trưởng ASEAN ở Brunei, Ngoại trưởng Natalegawa nói rằng cuộc gặp
này do Trung Quốc đề xuất và tất cả các nước ASEAN đã đồng ý tham dự.
Động thái này tiểm ẩn ý nghĩa quan trọng
do Trung Quốc luôn khẳng định sẽ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ
trên nguyên tắc song phương với từng quốc gia riêng lẻ, trong khi ASEAN
muốn đưa ra quan điểm với tư cách nhóm. Sự bất đồng này được cho là
nguyên nhân gây trì hoãn tiến trình xây dựng COC.
Dù thời gian và địa điểm cụ thể chưa
được ấn định, song ông Natalegawa cho hay cuộc họp đã được lên kế hoạch
này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "thúc đẩy COC và duy trì một bầu
không khí tích cực tại Biển Đông".
 |
Đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc đưa ra đang khiến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông
nóng hơn bao giờ hết. |
Trung Quốc và ASEAN năm 2002 đã ký Tuyên
bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông, theo đó cam kết sẽ giải quyết
hòa bình các tranh chấp và không có hành động đe dọa hòa bình - ổn
định, song những nỗ lực hướng tới việc đưa ra một bộ quy tắc mang tính
ràng buộc pháp lý vẫn "giậm chân tại chỗ".
Trung Quốc hứa rót tiền, Campuchia ủng hộ "lợi ích chiến lược"
Tờ Cambodia Daily ngày 10/4 đưa tin, trong cuộc gặp Tập Cận Bình hôm
thứ Hai bên lề diễn đàn Bác Ngao tại Hải Nam, Trung Quốc, Thủ tướng
Campuchia Hun Sen cho biết Campuchia đã cam kết tăng cường hợp tác và sẽ
tiếp tục hỗ trợ cái gọi là "lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm" của
Trung Quốc trong khu vực.
Ông Hun Sen phát biểu trước báo giới rằng: "Đây là sự lựa chọn chính
trị của Campuchia" để hỗ trợ cho các "lợi ích chiến lược" của Trung
Quốc.
Hun Sen và Tập Cận Bình được cho là đã ký 8 dự án Bắc Kinh đầu tư
vào Campuchia, trong đó có dự án xây dựng nhà máy lọc dầu được đề xuất
với giá trị ước tính khoảng 1,67 tỉ USD.
Các học giả và các nhà phân tích của khu vực Đông Nam Á nói rằng sự
"hào phóng" của Trung Quốc đối với Campuchia để nhằm thúc Phnom Penh từ
chối đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN khi
Campuchia giữ vai trò Chủ tịch luân phiên hồi năm ngoái đã gây ra những
phản ứng giận dữ từ các quốc gia thành viên.
|
(Theo baodatviet.vn)