Mở rộng chính sách hỗ trợ hộ nghèo
Theo báo cáo tổng hợp tại hội nghị, thực
hiện chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14% năm
2010 xuống còn 11,76% năm 2011 và 9,6% năm 2012, mục tiêu năm 2013 giảm
còn 7,6%, bình quân mỗi năm giảm trên 2%.
Trong
2 năm 2011-2012, ngân sách nhà nước đã bố trí gần 24.000 tỷ đồng để hỗ
trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ
em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên. Kết quả
là 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
 |
Mỗi năm ngân sách dành 6.000 tỷ đồng cho miễn giảm học phí vùng dân tộc . |
Mỗi
năm, ngân sách trung ương bố trí gần 6.000 tỷ đồng để thực hiện chính
sách miễn giảm học phí cho hơn 4 triệu lượt học sinh nghèo, học sinh dân
tộc thiểu số.
Cũng trong Chương trình 30a,
hàng loạt các chính sách đặc thù trong giao khoán, bảo vệ rừng; khai
hoang mở rộng sản xuất; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ
xuất khẩu lao động; ưu đãi tín dụng; ưu tiên đào tạo, tuyển dụng và ưu
đãi đối với cán bộ tại các huyện nghèo đã được triển khai thực hiện.
Định
hướng chính sách giảm nghèo chung trong năm 2013 và những năm tiếp theo
được Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững xác định là giảm dần
các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp, không gắn với điều kiện nhằm
khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo; đồng thời, sẽ mở
rộng chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Việc
quy định thời gian hỗ trợ chính sách với hộ nghèo cũng sẽ được quay định
cụ thể, nếu thiếu ý chí vươn lên, trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát
nghèo sẽ tạm dừng việc hỗ trợ, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính
sách.
Bên cạnh đó, cũng cần khắc phục hạn
chế, vướng mắc trong triển khai chương trình giảm nghèo bền vững như:
Nguồn lực đầu tư còn thấp so với nhu cầu thực tế; thiếu các chính sách
tạo sinh kế cho người nghèo, suất đầu tư thấp; việc ban hành, sửa đổi,
bổ sung các chính sách hỗ trợ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để bảo đảm
mục tiêu giảm nghèo bền vững còn chậm…
(Theo danviet.vn)