"Học cấp 3 mà như thế này thì không giỏi được"
Trong buổi lễ tuyên dương những học
sinh giỏi môn Lịch sử được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm 4/6, 5
gương mặt tiêu biểu nhất đại diện cho các trường THPT trên
toàn quốc được vinh danh, trong đó 2 học sinh khiến nhiều người tò mò
là em Trần Thanh Quang (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) và
Phạm Thị Thùy (Trường THPT chuyên Quảng Bình).
Với 2 học sinh này, bí quyết và niềm đam mê môn Lịch sử đã có từ rất lâu sau những bài giảng sâu sắc của thầy cô trên lớp.
Em Trần Thanh Quang cho biết, bản thân em xuất phát không phải là một
học sinh chuyên về môn Sử, nhưng cũng rất yêu thích Sử từ năm lớp 6, lớp
7. Thời gian đó được nghe cô giáo giảng về những cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm thời phong kiến, những thắng lợi đó là một niềm tự hào và nó
đã ươm mầm khiến cho Quang có một niềm thích thú đặc biệt với môn Lịch
sử.
|
Em Trần Thanh Quang, học sinh Trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) trong ngày vinh danh học sinh giỏi môn
Lịch sử. Ảnh Xuân Trung |
Đặc biệt hơn, khi đã là học sinh
chuyên Sử tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Quang một lần nữa được
nghe lời tâm sự của cô giáo về cách học tại trường Lê Hồng Phong, từ đó
em đã tự tìm tòi ra cách học sử cho riềng mình.
“Năm lớp 10 trong một lần kiểm tra
miệng cô giáo có hỏi bài em, em đã học thuộc nên làu làu đã rả lời rất
trôi chảy những câu đó. Nhưng cô nói là: nếu em học cấp 2 thì có thể em
sẽ là người học giỏi, nhưng học cấp 3 mà học như thế này thì sẽ không
thể nào trở thành học sinh giỏi Sử được. Chính vì vậy, em phải tự tìm
cách học” - Quang nhớ lại.
Kinh nghiệm học giỏi Sử của cậu học
trò này là bên cạnh những kiến thức học được trên lớp thì phải có sự tự
học, tự nghiên cứu, có thể học trên mạng, mua sách tham khảo hay xem
những bộ phim tài liệu trên truyền hình, vì những phim đó cung cấp đầy
đủ kiến thức lịch sử. Những sự kiện đó không chỉ đơn thuần có trong sách
giáo khoa mà những sự kiện được cung cấp từ bên ngoài sẽ làm kiến thức
lịch sử của mình nhiều hơn lên.
Một thoáng buồn, Quang nhớ lại việc
chọn học chuyên Sử: “Em nghĩ sự lựa chọn của mình là đúng đắn mặc dù ban
đầu còn có nhiều ánh mắt không thiện cảm của người xung quanh. Em sẽ
tiếp tục tục theo đuổi ước mơ và sự thích thú với môn Lịch sử bằng việc
tìm tòi phát hiện ra những nhân tài lịch sử cho đất nước”.
|
Em Phạm Thị Thùy, học sinh giỏi Sử Trường
THPT chuyên Quảng Bình xúc động nhận giải thưởng trong buổi Lễ vinh danh
học sinh giỏi Sử tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh Xuân Trung |
Em Phạm Thị Thùy là học sinh lớp 12
THPT chuyên Quảng Bình thì cho rằng, học Lịch sử không những cung cấp
cho mình kiến thức mà còn hình thành nhân cách cho mình thành con người
hoàn thiện hơn.
Bí quyết nhớ sự kiện của Thùy cũng cực
kì đơn giản, đó là phải tìm ra được bản chất của vấn đề. Từ đó, học
Lịch sử sẽ không khô khan, thậm chí học Sử có thể vận dụng nhiều môn học
khác vào trong đó.
“Ví dụ như Toán, em cũng có thể cho
vào lịch sử vì trong lịch sử có sự logic của toán, bài trước là nguyên
nhân của bài sau và bài sau là hệ quả của bài trước. Lịch sử cũng rất là
mượt mà, chất văn trong lịch sử vừa rắn vừa mềm của một người chính
trị, sau khi em học văn, học toán từ lịch sử thì em có thể sang học hát,
hát các bài truyền thống cách mạng, ngôn từ trong những bài hát đó để
mình vận dụng trong cách viết của mình, như vậy lịch sử không bao giờ
khô khan”, Thùy bật mí bí quyết học sử.
|
GS. NGND Phan Huy Lê lấy làm cảm phục trước thành tích mà trò Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) có được. Ảnh XT |
Lựa chọn ngành Lịch sử Phạm Thị Thùy
luôn tâm niệm, nếu mình đi theo niềm đam mê của mình thì sau này dù có
gục ngã mình vẫn có thể đứng dậy được, ngược lại nếu lựa chọn nghề theo
xu thế hay theo nhận thức của người khác thì khó mà đứng dậy. “Do vậy em
đã quyết định đi theo đam mê của mình dù “đau” nhưng vẫn đứng dậy được
còn hơn là không theo đam mê của mình mà theo người khác để rồi không
đứng dậy được”, Thùy quả quyết.
Làm thế nào để truyền cảm hứng học Sử?
Dưới góc độ là một người dạy Lịch sử lâu năm tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), cô Lê Thị Vân Anh cho rằng: Trong
điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay học sinh được tiếp cận với
nguồn thông tin lớn, giáo viên chỉ là người định hướng cho học sinh cách
đọc tài liệu tham khảo để gợi mở cho các em sự đam mê, phát huy khả
năng tự học là chính.
Bên cạnh đó, giáo viên định hướng cho
học sinh đọc theo một chủ đề cụ thể, lúc đó các em sẽ là người chủ động
tiếp cận kiến thức và sau đó tăng cường thảo luận. Theo cô Vân Anh đây
là cơ hội để học sinh bày tỏ quan điểm, trong quan điểm đó sẽ định hướng
cho các em những vấn đề chung nhất, phù hợp nhất với phương pháp luận
môn Lịch sử.
|
Cô Lê Thị Vân Anh, giáo viên dạy Sử tại
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) luôn là người thầy truyền
cảm hứng cho học trò với môn sử. Ảnh Xuân Trung |
Cũng theo cô Vân Anh thì việc vận dụng
phương tiện dạy học hiện đại là rất cần thiết, qua những cách như trình
chiếu tranh ảnh, biểu đồ, học sinh được tiếp cận những lượng thông tin
khác nhau, phù hợp với tư duy logic của môn học.
“Muốn thổi niềm đam mê môn Lịch sử cho
học sinh thì trước hết giáo viên cũng phải đam mê môn mình dạy. Từ niềm
đam mê đó mới xác định được nội dung kiến thức, phương pháp và phương
tiện để truyền đạt một cách hiệu quả nhất. Muốn vậy vốn kiến thức của
giáo viên phải rộng cả về văn học, về triết học…”, cô Vân Anh nêu quan
điểm về cách dạy học của mình.
Cũng theo cô Vân Anh, chương trình Sử
hiện nay trong sách giáo khoa cần phải lược bỏ đôi chỗ mang tính hàn
lâm, không phù hợp với độ tuổi học sinh. Cần tăng tính hình ảnh nhiều
hơn, số liệu nên lược bớt đi. Nên chọn những sự kiện tiêu biểu nhất để
các em dễ nhớ và có hành trang kiến thức cơ bản.
“Việc tuyên dương và trao giải cho học sinh đoạt giải cao môn Lịch
sử chắc chắn chưa thể làm thay đổi được thực trạng giáo dục môn lịch sử ở
các trường phổ thông, nó mới chỉ là giải pháp kích thích, cổ vũ tinh
thần học lịch sử của học sinh.
Chấn hưng và khôi phục vị thế, phát huy hết chức năng môn sử cần
nghiên cứu và thực thi hệ thống các giải pháp đồng bộ từ nhận thức vai
trò và yêu cầu môn sử đến chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy
và học liên quan đến cả hệ thống đào tạo giáo viên dạy môn lịch sử".
GS. NGND Phan Huy Lê
(Theo giaoduc.net.vn)