Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ tư, 15/07/2009 10:14
Lo ngại cúm H1N1 kháng thuốc tại VN
Việt Nam đã xuất hiện một số ca bệnh đáp ứng chậm với Tamiflu, đến ngày thứ 10, 11 vẫn còn virus H1N1. Theo các chuyên gia, đây không phải là virus kháng thuốc mà do yếu tố miễn dịch của mỗi người.
Tamiflu vẫn là loại thuốc phổ biến trong điều trị cúm H1N1.Ảnh: Capitaleritrea.

Trước lo ngại có thể xuất hiện ca bệnh kháng thuốc Tamiflu tại Việt Nam, sáng 14/7, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về điều trị cúm H1N1 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, các ca bệnh nhập viện triệu chứng đều nhẹ, chưa có trường hợp nào viêm phổi hoặc viêm cơ tim do virus. Phần lớn sau 7 ngày là hết virus, điều đó cho thấy phác đồ điều trị bằng Tamiflu vẫn có hiệu quả.

Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sự lo ngại về sự kháng thuốc hoặc giảm độ nhạy cảm của Tamiflu. Tỷ lệ kháng Tamiflu ở trẻ em là 4%, người lớn là 0,4%.

"Trên thế giới có 3 nước thông báo có ca kháng thuốc. Đây là những ca tản phát, không phải đại diện cho dịch cúm hiện nay. Vì thế sẽ không thay đổi phác đồ điều trị cúm", ông Hiển cho biết.

Về vấn đề điều trị cho những bệnh nhân chậm đáp ứng Tamiflu sau 7 ngày, nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế cần có hướng dẫn điều trị cụ thể.

Hiện Viện Nhiệt đới TP HCM đã tăng liều Tamiflu lên gấp đôi để điều trị 2 ca cúm sau 10 ngày vẫn dương tính với virus. Còn Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia lại chọn cách giữ nguyên liều lượng mà kéo dài thời gian điều trị, đến khi nào hết virus mới thôi.

"Từ 7 ngày có thể kéo đến 10 ngày, thậm chí là 2 tuần, nếu sau đó vẫn còn virus thì sẽ phối hợp thêm thuốc", ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, cho biết.

Cũng theo ông Kính, có một điểm đáng lưu ý ở hai ca điều trị tại viện sau 7 ngày vẫn còn virus là họ truyền bệnh cho người thân nhưng những người này lại có thời gian tồn tại virus là dưới 7 ngày.

"Vì thế có thể nói rằng, thời gian tồn lưu virus ở những bệnh nhân này kéo dài là do yếu tố miễn dịch của chính họ. Hiện chưa có bằng chứng về lâm sàng của tình trạng virus cúm kháng Tamiflu", ông Kính chia sẻ.

Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn sẽ áp dụng cách kiểm soát và điều trị cúm như hiện nay vì dịch chưa lây lan rộng ra cộng đồng. Tuy nhiên, trong thời gian tới khả năng lây lan trong cộng đồng là rất lớn, khó tránh khỏi. Khi đó cúm H1N1 được coi như cúm mùa thông thường.

Những trường hợp nhẹ chỉ cần điều trị tại nhà, không cần uống thuốc, chỉ cần tăng cường sức khỏe, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Những người mắc bệnh mãn tính như hen, đái tháo đường, sốt kéo dài... cần đến bệnh viện để tránh biến chứng, ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết. Ngành y tế cũng sẽ không xét nghiệm tất cả các trường hợp, mà chọn mẫu tại một số vùng trọng điểm, giám sát sự biến đổi, lưu hành, kháng thuốc của virus.


Theo VnExpress

 
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)