Hà Nội sẽ là siêu thành phố với 34 triệu dân'
 |
Ông Trần Trọng Hanh. Ảnh: Tiến Dũng |
- Là chuyên gia kiến trúc quy hoạch, ông nghĩ sao về các ý tưởng quy hoạch thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được Liên danh tư vấn quốc tế PPJ thực hiện?
- Tôi không tham gia thực hiện đề án song cũng được
đơn vị tư vấn lấy ý kiến. Trước hết, tôi băn khoăn vì thời gian thực
hiện một quy hoạch lớn lại quá ngắn, chỉ hơn một năm, hiểu biết về điều
kiện tự nhiên, kiến thức về lịch sử hạn chế. Cơ sở khoa học hình thành
các ý tưởng mà tư vấn đưa ra chưa được chứng minh sâu sắc.
Vấn đề khác là lẫn lộn giữa quy hoạch đô thị và quy
hoạch chung. Đây phải là đề án quy hoạch vùng, trên cơ sở đó có quy
hoạch đô thị tại Sơn Tây, Hà Đông... Ngoài ra, các quy hoạch kinh tế xã
hội, quy hoạch các ngành lại chậm hơn, chưa có cái nào có tầm nhìn đến
2050, nên lại có thể khập khiễng với các quy hoạch khác sau này.
- Đơn vị tư vấn đưa ra ý tưởng là chiến lược phát triển 60% hành lang xanh và 40% phát triển đô thị, ý kiến của ông như thế nào?
- Quy hoạch Hà Nội năm 1998 đã nêu ra những vùng đủ
điều kiện thì đã phát triển, nếu vẽ lại những cái cũ thì không có gì
mới. Còn nếu dựa vào trên 700 đồ án dự án đã lập, cùng với với chỉ tiêu
40% đất dành cho xây dựng và cải tạo thì sẽ đưa ra một "siêu" thành phố
với trên 34 triệu dân. Điều này là không tưởng. Cả hai ý tưởng mà đơn
vị tư vấn đưa ra cùng đi đến một "siêu" đô thị.
Trong giai đoạn hiện nay, xu thế mà cả thế giới đang
tránh là không đi vào "bệnh đầu to". Ví dụ, thủ đô Bangkok đã tạo ra sự
chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, giữa giàu và nghèo...
 |
Hà Nội sẽ có tốc độ đô thị hóa cao. Ảnh: Hoàng Hà. |
- Vậy tỷ lệ đô thị hóa nên chiếm bao nhiêu phần trăm?
- Nếu tính 200m2 đất cho mỗi người thì chỉ tiêu 40%
đất đô thị là đáng quan ngại. Diện tích nông thôn phải rất lớn, vành
đai xanh phải chiếm chủ đạo, đất xây dựng chiếm chỉ 10-20%. Chỉ tiêu
đất đô thị phải xem lại, như một lô đất 100m2 mà xây 40m2 là quá nhiều,
nên cả thành phố dành 40% cho đô thị thì quá lớn
Chúng ta phải tìm đến một đô thị hài hòa nông thôn,
tức là gắn kết hạ tầng diện rộng. Nếu không sẽ tạo ra di dân từ nông
thôn ra đô thị. Tất cả các vùng nông thôn được nối kết các đường giao
thông, mà truyền bá văn hóa tạo sự nhất thể hóa. Trong đô thị thì có
nông thôn và trong nông thôn phải có đô thị.
- Theo ông, Trung tâm hành chính quốc gia nên đặt tại đâu?
- Theo tôi không thể dời khỏi Trung tâm chính trị Ba
Đình, nếu có mở ra nơi khác thì chỉ là vệ tinh, chứ không thể đưa toàn
bộ đi nơi khác.
- Ngoài sân bay Nội Bài, các nhà tư vấn có ý tưởng đặt sân bay thứ hai ở Phú Xuyên, ông nghĩ sao?
- Hiện tính về công suất thì sân bay Nội Bài đủ đáp
ứng cho nhiều năm tới, song có thể lý do khác như an ninh quốc phòng
thì phải có sân bay khác. Trước đây đã có ý kiến về Miếu Môn nhưng điều
kiện khí hậu không cho phép, tôi thấy vùng thuận lợi nhất là Hưng Yên
song lại mất nhiều đất nông nghiệp, chiếm tới 500-1000 ha. Song nếu bố
trí ở Phú Xuyên thì phải đào đắp rất nhiều vì là vùng xả lũ.
Theo Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn
2050 mà Liên danh tư vấn quốc tế PPJ đưa ra, cả 2 phương án đều có
chiến lược phát triển 60% hành lang xanh và 40% phát triển đô thị.
Trong đó 60% hành lang xanh có 40% là các vùng bảo tồn và 20% phát
triển dựa trên bảo tồn; 40% phát triển đô thị sẽ chia đều cho các vùng
phát triển mới và các vùng đã đô thị hóa. Mục tiêu phát triển thành phố
10 triệu dân vào năm 2030.
Quy hoạch dự kiến được Chính phủ phê duyệt vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (10/10/2010). |
Theo VnExpress