Index was outside the bounds of the array. Kỷ niệm 34 năm thành lập Nhà xuất bản Hà Nội (24/11/1979 - 24/11/2013): 34 NĂM VÀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 12/12/2013 05:56
Kỷ niệm 34 năm thành lập Nhà xuất bản Hà Nội (24/11/1979 - 24/11/2013): 34 NĂM VÀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

 Kỷ niệm trong tĩnh lặng, đợi chờ... 34 năm Nhà xuất bản Hà Nội với các thế hệ với bao sản phẩm tinh thần, trí tuệ cho Thủ đô, đất nước, để có ngày hôm nay dẫu chưa huy hoàng cũng đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng bạn đọc Thủ đô và bè bạn.

   Chỉ còn vài ngày nữa là tròn 34 năm Thành lập và hoạt động của Nhà xuất bản Hà Nội. Có nhiều người đặt câu hỏi: Thủ đô giải phóng 59 năm rồi mà sao Nhà xuất bản Hà Nội mới có 34 năm? Đi tìm câu trả lời, chúng tôi đã gặp gỡ các thế hệ làm công tác xuất bản Thủ đô và đã hình dung ra hình hài của công tác xuất bản những ngày đầu Thủ đô giải phóng. Số là thời đó dân số Thủ đô còn ít, bộ máy chính quyền gọn nhẹ cho nên ngành xuất bản chỉ là một đơn vị nằm trong ngành văn hóa - thông tin của Thủ đô. Mãi cho đến ngày 24/11/1979 khi lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhận thấy công tác tư tưởng văn hóa Thủ đô, trong đó có công tác xuất bản, cần có diện mạo mới, tầm hoạt động cần phải được nâng cao cả về lượng và chất. Đó chính là dấu mốc lịch sử của ngành xuất bản Thủ đô dưới sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội công bố Quyết định thành lập Nhà xuất bản Hà Nội, ngày 24/11/1979.                          Ảnh: Tư liệu
   34 năm qua, thời gian so với lịch sử giải phóng dân tộc, đất nước và Thủ đô chưa phải là dài song đối với những cán bộ, biên tập viên, công nhân viên lao động Nhà xuất bản Hà Nội thì đó là quãng thời gian không thể nào quên. Nếu sau này có ai đó khi tâm hồn thư thái, có nhiều thời gian để nghĩ lại quãng đường đã qua của ngành xuất bản Thủ đô, chắc chắn sẽ có một câu chuyện dài với đầy dẫy vui buồn với nghề, với con người nơi đây và cũng không thiếu những khoảnh khắc tự hào bởi mình đã từng làm nghề xuất bản.
 
   34 năm đã trôi qua, một nửa đời con người, các thế hệ cán bộ nhà xuất bản đã làm được nhiều việc. Nếu kể ra đây trong ngày kỷ niệm này chắc cũng khó hết được. Nhưng tôi nghĩ những người làm công tác xuất bản Thủ đô cần có tổng kết, đánh giá công việc mình đã làm, đang làm và sẽ phải làm để thế hệ mai sau có được một bức tranh hiện thực soi rọi cho họ trong chặng đường tiếp theo để họ sẽ phải làm những việc mà thế hệ đi trước chưa có điều kiện thực hiện hoặc chưa nghĩ ra được.

Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Nhà xuất bản (1979-2004)
và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Nhà xuất bản (1979-2009)
và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
   Có nhiều cán bộ thường đùa vui: Sẽ không cho con em làm nghề xuất bản theo bố mẹ, gặng hỏi sao lại thế, lý do gì vậy thì chẳng ai nêu ra lý do gì, chỉ có nụ cười hồn hậu thay cho các lý do mà các bậc cha mẹ không cho con học hành theo nghề của mình. Vui thật: Một nghề được cho là “cao quý, sang trọng” mà lại không có người nối nghiệp, thật là khó giải thích. Tại sao vậy? Các bạn hỏi tôi, tôi hỏi ai đây? Tôi còn đang dò dẫm đi tìm câu trả lời, chắc chắn sẽ phải có câu trả lời thỏa đáng. Người mới vào nghề như tôi nếu có được thời gian hoạt động lâu hơn chút nữa cũng chưa chắc trả lời đúng đâu. Khi đang suy nghĩ miên man bởi chính những suy tư trong đầu, chưa có gì là chắc chắn tôi lại chợt hỏi mình: Tại sao một ngành quan trọng đến thế, liên quan đến tồn vong của đất nước, bờ cõi biên cương quốc gia, văn hóa dân tộc mà người ta lại để những suy nghĩ, những tư duy không tương xứng như vậy?
Ai có lỗi trong việc này? Chắc không có ai có lỗi; Lỗi hệ thống mà. Phải chăng các ngành khác tự nó phát triển mạnh mẽ theo kịp sự tiến bộ của xã hội, khoa học? Phải chăng do ngành xuất bản tự nó, tự cái tên tự nhiên của nó đã kìm hãm, tự gây khó cho mình để nó không phát triển được?
 
   Lại là câu hỏi và có rất nhiều câu trả lời khác nhau và sẽ có một câu trả lời trùng hợp: Chưa được quan tâm xứng tầm vị thế ngành. Câu trả lời dành cho các nhà hoạch định chiến lược về phát triển nền văn hóa bền vững, giữ gìn bản sắc dân tộc. Chúng ta hãy tạm gác các trăn trở, bộn bề để tập trung trí lực phát triền ngành trong thời gian trước mắt.
Một nhà hiền triết với câu nói nổi tiếng: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa Cộng sản”. Câu nói này vẫn đúng và luôn luôn đúng. Nó sẽ hiện hữu mãi cùng với thời gian mà nhân loại đang chung sức, dốc tâm xây dựng một xã hội mà tri thức là nền tảng. Bởi vậy các bạn, đồng nghiệp làm công tác xuất bản hãy yên tâm nghề xuất bản, gieo mầm tri thức xã hội, luôn cần và tồn tại trong mọi thời đại. Chúng ta hãy lạc quan tin tưởng hướng về tương lai.



          Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản Hà Nội thực hiện là một trong số những công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.  Ảnh:VC




               Một số ấn phẩm của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ảnh: Văn Chiến



        Các ấn phẩm của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến thu hút đông đảo độc giả và các nhà khoa học tới xem tại Lễ ra mắt.                                   Ảnh: Văn Chiến

Đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân, các nhà khoa học có thành tích xuất sắc thực hiện Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.               Ảnh: Văn Chiến
   Thành quả không tự nhiên đến đâu. Nếu ta muốn ngành xuất bản Thủ đô sau 34 năm với bức tranh toàn cảnh tươi màu khoe sắc thì hãy hành động ngay từ bây giờ đi, nếu không sẽ muộn. Muộn còn hơn không: “Nếu ta không hành động các thiên thần sẽ bỏ ta đi”.
 

Nhà báo Nguyễn Kim Sơn - Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập phát biểu tại Lễ kỷ niệm 32 năm ngày thành lập Nhà xuất bản.                    Ảnh: Văn Chiến

Các cơ quan, đơn vị tặng hoa chúc mừng Nhà xuất bản dịp kỷ niệm 34 năm ngày thành lập, 11/2013.                                                                                         Ảnh: Văn Chiến
   Với 34 tuổi, trẻ đã vừa qua, già chưa tới. Đủ để ưỡn ngực, vươn vai gánh vác nghiệp nghề. Với đội ngũ trẻ trung mạnh mẽ, thông tuệ với đời chắc chắn chúng ta sẽ làm nên kỳ tích. Có một Nhà xuất bản đi lên như thế. Có những con người lặng lẽ vun đắp cho tinh hoa văn hóa dân tộc góp phần bảo vệ lịch sử đất nước, bảo vệ giang sơn gấm vóc bằng những ấn phẩm để đời cho các thế hệ mai sau.
Nhân kỷ niệm 34 năm thành lập Nhà xuất bản Hà Nội, chúng ta những người tiếp bước tiền nhân xin dành một phút tưởng niệm những người đã khuất có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xuất bản Thủ đô. Cảm ơn các thế hệ đi trước đã tạo dựng cơ sở vật chất để thế hệ hôm nay tiếp tục sự nghiệp vinh quang với nhiều thách thức.
34 năm, ôn lại những khó khăn thử thách để nhìn về tương lai.
Kim Sơn

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)