Trôi nổi làng nghề thủ công Thăng Long thời phong kiến
Nhà nước phong kiến còn kiểm soát trực tiếp bằng chế độ thuế thổ sản và thuế biệt nạp; kìm hãm phát triển bằng việc trưng tập thợ lành nghề vào các quan xưởng theo chế độ công tượng, là một hình thức lao dịch cưỡng bức khá khắc nghiệt, làm ức chế và mất đi nhiều điều kiện để hình thành và phát triển các làng nghề. Tuy vậy, cũng có một số giai đoạn các làng nghề thủ công ở Thăng Long-Hà Nội có sự tăng lên về số lượng và sự mở rộng về quy mô, tiêu biểu là thế kỷ XVII và XVIII. Thời kỳ này có một số làng nghề làm giấy, nghề dệt, gốm đã thu hút một số lượng lớn lao động làm thuê.
Trong sản xuất đã nảy sinh quan hệ chủ-thợ, nhưng sự phân hóa diễn ra ở mức độ còn thô sơ, chưa tạo sự biến đổi về chất. Những sản phẩm của các làng nghề làm ra thường được đem bán ngay tại chợ, hoặc làm gia công theo kiểu đặt thửa cho khách hàng tiêu dùng, cho lái buôn trong các phố và lái buôn ngoại quốc.
Hữu Trưởng