Nguyễn Huy Thiệp và “hai lần lạ”
Nhưng với nhà văn Bùi Việt Thắng trong cuốn ‘Hà Nội từ góc nhìn văn chương’ đã nhận định rất chí lý rằng nếu Nguyễn Minh Châu bùng lên như một hiện tượng những năm 80 làm cả văn giới và xã hội ‘mừng’ rồi tạm lắng thì đến lượt Nguyễn Huy Thiệp phát lộ với Chảy đi sống ơi, Tướng về hưu, Huyền thoại phố phường, Không có vua, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết làm cả văn đàn khuynh đảo, vừa ‘mừng’ vừa ‘lo’. Vì trong khoảng 10 năm sau chiến tranh, văn chương quá bình lặng, chỉ có ‘lành’ mà không có ‘mạnh’. Theo Bùi Việt Thắng, người ta đua nhau tìm đọc Nguyễn Huy Thiệp vì đây là một cây bút ‘hai lần lạ’, vì như được ‘xả’ các ức chế, thậm chí thích thú vì có người ‘chửi đổng’ hộ mình, vì lần đầu tiên hả hê thấy con người bị phơi trần trắng phớ. Chỉ trong vòng hai năm (1987-1989) đã có không dưới 70 bài phê bình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Điều thú vị là trong văn học đương đại Việt Nam, không có nhà văn nào đang sống sờ sờ giữa lòng Thủ đô mà người ta lại phải Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (cuốn sách do nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn, bán chạy không kém gì tác phẩm của nhà văn này).
Thu Hương