Index was outside the bounds of the array. Văn bia và thư tịch cổ ghi chép về đàn Xã Tắc
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 15/11/2019 03:36
Văn bia và thư tịch cổ ghi chép về đàn Xã Tắc

 Đàn Xã Tắc có lịch sử tồn tại dài lâu và đã được văn bia và thư tịch cổ ghi chép lại khá cẩn thận. PGS.Tống Trung Tín và các cộng sự trong cuốn sách “Di tích khảo cổ học đàn Xã Tắc Thăng Long” đã một lần nữa điểm lại cho bạn đọc cùng theo dõi về tiến trình lịch sử hình thành, phát triển và biến mất của đàn Xã Tắc. Theo đó, đàn Xã Tắc đầu tiên của Thăng Long bắt đầu được xây dựng từ thời Lý.

 Việt sử lược, bộ sử vắn tắt được hình thành từ thời Trần cho biết: “Năm Mậu Tý, hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ năm thứ 5 (1048)… tháng 3, lập Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng để làm nơi bốn mùa cũng tế, cầu được mùa”.      Thời Trần, đàn Xã Tắc được Lý Tế Xuyên mô tả hết sức trang trọng và rõ ràng trong Việt điện u linh năm 1329 trong truyện thứ 3 Thiên tổ địa chủ Xã Tắc đề quân. Dưới thời Lê, đàn Xã Tắc tiếp tục được duy trì. Đặc biệt, đàn Xã Tắc được nhà bác học Lê Quý Đôn ghi chép khá rõ ràng trong Kiến văn tiểu lục. Qua các nguồn sử liệu có thể thấy, có một đàn Xã Tắc của kinh đô Thăng Long tồn tại bắt đầu từ năm 1048 thời Lý Thái Tông cho đến hết thời Lê. Và đàn Xã Tắc có được định vị ở bên ngoài cửa Trường Quảng của thành Đại La. 

Thu Hương

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)