Những chuyển biến về kinh tế ở Hà Nội đầu thế kỷ XX
Sau một thời gian ngắn chiếm được Hà Nội thành phố nhượng địa của thực dân Pháp dưới hình thức một thành phố nhượng địa, đã có khá đông nhà tư sản Pháp đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội và triển khai các hoạt động làm ăn buôn bán cho dù tình hình chính trị ở đây chưa ổn định. Năm 1891, ở Hà Nội đã có tới 64 hãng buôn của người Âu ở Hà Nội và 72 hãng buôn của người Hoa. Trong đó có một loạt nhà máy như nhà máy sợi Hà Nội, nhà máy diêm, nhà máy dệt, nhà máy điện, nhà máy nước… xuất hiện. Hệ thống giao thông, liên tỉnh, vùng quốc gia và quốc tế được mở rộng nhằm phụ vụ cho công tác khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Tình hình chính trị thời kỳ này cũng tương đối ổn định chỉ có một vài các cuộc bạo động quy mô nhỏ.
Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất chính phủ đã rót một khoản vốn lớn và phát triển hạ tầng cơ sở ở Hà Nội, số vốn cá nhân chưa nhiều những trong đợt hai thì vốn chính phủ Pháp giảm sút đáng kể, vốn tư nhân tang lên nhanh chóng.
Về công nghiệp: các nhà máy phục vụ cho dân sinh tiếp tục phát triển như nhà máy nước nhà máy điện cung ứng cho nhu cầu ngày càng tăng. Ngoài nhà máy nước Hà Nội người Pháp còn xây dựng thêm nhà máy nước Yên Phụ (1904 đến 1906). Người Pháp cũng xây dựng nhiều giếng nước, hệ thống máy bơm và máy lọc nước Pháp cũng xây dựng ngày càng nhiều, phục vụ chủ yếu cho người Pháp và người Việt giàu có. Còn những người nghèo nạn thiếu nước diễn ra trầm trọng nhất là vào mùa nóng, họ chủ yếu sử dụng nước sông, ao, hồ…
Thành phố Hà Nội có điện từ năm 1895 công xuất không lớn hỉ đủ đáp ứng cho người Pháp và người Việt giàu có. Đến năm 1902 người Pháp xây dựng thêm nhà máy điện Bờ Hồ. Nhưng cũng chỉ đủ cung cấp cho những con phố Tây tràn ngập ánh sáng còn người Việt nghèo vẫn dùng đèn đầu. Kinh doanh điện đã đem lại lãi lớn cho Pháp.
Các ngành công nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ như: Nhà máy rượu của Đông Dương tại Hà Nội, ngành chăn nuôi lợn, nhà máy diêm, nhà máy cưa gỗ, nhà máy Diêm, nhà máy bia… đã đem lại cho người Pháp những khoản lãi kếch sù.
Sở dĩ thực dân Pháp chỉ đầu tư những nhành công nghệp nhẹ mà không đầu tư cho công nghiệp nặng chúng chỉ muốn boc lột tài nguyên, con người của nước ta mà không cho ta tiếp cận với những ngành công nghiệp tiên tiến.
Về tài chính - ngân hàng: Tổng thống Pháp ký xác lệnh thành lập ngân hàng Đông Dương, thành lập chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội năm 1886. Ngân hàng này phát triển một cách chóng mặt trong hai đợt khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Ngân hàng này kinh doanh tài chính và thâm nhập hầu hết các các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Ngoài ra người Pháp còn thành lập Nông phố ngân hàng, quỹ tiến dụng tương trợ…Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư của người Pháp Bắc kỳ chiếm 95% tổng số lĩnh vực thương mại, 50% tổng số vốn trong lĩnh vực kỹ nghệ.
Ví dụ: trong lĩnh vực thương mại Pháp đầu tư 41.526.950 franc, Bắc Kỳ chiếm 23.000.000 riêng Hà Nội chiếm 20.000.000.
Về thương nghiệp: ngoài cửa hiệu các khu phố, thì hệ thống chợ là nơi trao đổi mua bán sôi động ở Hà Nội. Người Pháp xây dựng chợ Đồng Xuân để làm trung tâm buôn bán. Chợ không những là nơi đáp ứng nhu cầu hàng hóa mà còn là đầu mối tiêp nhận và cung ứng hàng hóa ở Việt Nam, Bắc Đông Dương, Han Nam (Trung Quốc).
Ở Hà Đông có hai chợ bán châu bò một chợ ở tỉnh lỵ một chợ ở Thường Tín. Mua bán gà vịt, lợn cũng diễn ra sôi động.
Hà Nội là thị trường mang tính chất quốc tế. Ởn đây không chỉ có người Việt Nam và người Pháp mà còn nhiều thương nhân nhiều nước trên thế giới đến làm ăn buôn bán trong đó nổi lên là người Hoa, người Nhật Bản, người Ấn Độ.
Trong bầu không khí sôi động của kinh doanh Buôn bán người Pháp và người Hoa đã lôi kéo người Việt vào hoạt động kinh doanh. Nhưng một bộ phận người Việt không chịu để mất quyền lợi kinh tế vào tay tư sản nước ngoài và bị coi thường nhiều nhà Nho cấp tiến ở Hà Nội đã mở một số của hàng, công ty quy mô khá lớn như Hiệu Đồng Lợi, Hồng Tân Hưng,…
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi Pháp đang mải mê chiến tranh đây là cơ hội cho người Việt vươn lên chiếm lĩnh thị trường đã xuất hiện nhiều xưởng dệt Lưu Khánh Vân ở Ngọc Hà, nhà in Ngô Tử Hạ, nhà in Lê Văn Phúc Hà Nội. Tư sản Hà Nội trong thời kỳ này đã có sự bứt phá đáng kể.
Hà Nội trong thời kỳ này phát triển thương mại với nhiều nước trên thế giới, họ chỉ sản xuất những mặt hàng tiêu dùng trong nước vẫn phải nhập khẩu của Pháp. Hàng nước khác đánh thuế cao còn hàng của Pháp thì được ưu đã về thuế.
Để thấy Pháp đã thâm nhập sâu vào lĩnh vự kinh tế của Việt Nam và hạn chế sự phát triển thương mại của Việt Nam và Hà Nội là điển hình.
Bưu chính viễn thông: Đây là một ngành dịch vụ mới, chúng độc quyền trong lĩnh vực thông tin. Việc xuất hiện của mạng điện thoại và thông tin xuất hiện chủ yếu là phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của chúng.
Về nông nghiệp: Nông nghiệp Hà Nội thời kỳ này của Hà Nội vùng Bắc Hà Đông chủ yếu trồng lúa và trồng một số loại cây hoa màu khác như ngô, khoai, sắn,… Hà Đông có mấy đồn điền lớn như: Đông Song của Collinet de la Salle đồn điền này trông cà phê, lùa; Đồn điền an hem Hoàng Cao Khải và Hoàng Gia Luận…
Qua đây chúng ta thấy qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu kinh tế Hà Nội đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh những ngành nghề kinh tế truyền thống là sự xuất hiện của một loạt các ngàn kinh tế mới và hiện đại ra đời. Tuy nhiên các ngành nghề trong kinh tế không ổn định và phát triển lệch.
Đặng Tình