Index was outside the bounds of the array. Các mối quan hệ trong gia đình trong chiều dài lịch sử
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 28/11/2019 08:46
Các mối quan hệ trong gia đình trong chiều dài lịch sử

 Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có ổn định phát triển thì xã hội mới phát triển. Nhận biết thấy sự quan trọng của gia đình, GS.TS Lê Thị Quý đã biện soạn cuốn sách “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc Dự án Tủ sách ngàn năm văn hiến.  Trong cuốn sách có rất nhiều vấn đề tác giả đề cập đến trong đó có vấn đề về các mối quan hệ trong gia đình cũng là một vấn đề hay. Để nhận biết sâu sắc hơn về vấn đề này mời độc giả tìm đọc cuốn Gia đình Thăng Long - Hà Nội.

Thông qua truyền thuyết, những câu chuyện giản dị mà sâu sắc về các mối quan hệ trong gia đình đã là những bài học về giá trị , chuẩn mực, đạo đức gia đình cho đời sau. Đây cũng là những tình cảm tự nhiên hợp lẽ trời đất, được đúc kết và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chắc chắn rằng những tình cảm này không thuộc riêng nước nào thậm chí đôi khi nó được thể hiện cả trong loài vật ở mức độ sơ khai. Nói điều này, chúng tôi muốn khẳng định rằng tự thân các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã có các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ gia đình trước khi Nho giáo vào và  Nho giáo đã có công tổng kết các giá trị đạo đức này thành lý thuyết.

         Lòng hiếu thảo : Đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con trai, người con này phải có đủ đức, tài. Nhân dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho.

            Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng lấy được ngai vàng. Người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

           Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ  Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
           Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu.

          Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. ( Nguyễn Đổng Chi, 1957 )

         Vị trí và vai trò của cha mẹ trong gia đình là cao nhất. Những cha mẹ nhìn chung là nhân từ , thương con cái nhưng nhiều khi họ cũng tỏ rõ uy quyền để thực hiện trật tự gia đình. Thái độ đàn áp của vua Hùng với con gái và con rể là Tiên Dung với Chử Đồng Tử đã khẳng đỉnh rõ quyền của người cha, đặc biệt là người cha quyền lực đối với con cái. Việc này đối lập với quyền tự do của con cái. Con cái  cãi lời cha mẹ là bất hiếu. Tuy nhiên, không phải là quyết định nào của cha mẹ cũng là đúng đắn và sáng suốt.

            Tình anh em, nghĩa vợ chồng:Chuyện sự tích trầu cau và vôi kể rằng: Ngày xưa, vào thời kỳ Hùng Vương trị vì, một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ. Giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít.

      Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung. Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. "Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực. Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà. Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen càng tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng. Lang vừa giận vừa thẹn. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá.

      Không thấy em về, Tân bổ đi tìm. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được, Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá. Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia. Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "Anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa".

Về sau, vua Hùng ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, nghe chuyện, Vua rất cảm động. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay. Khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng thấy người nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi, sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo: Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

          Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tí để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.( Nguyễn Đổng Chi, 1957 ).

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)