Index was outside the bounds of the array. Hồ sơ Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội một cách nhìn tổng quan
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ ba, 03/12/2019 02:06
Hồ sơ Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội một cách nhìn tổng quan

 Cuốn  “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tập 9 quận Long Biên - huyện Gia Lâm - huyện Mê Linh do PGS.TS. Vũ Văn Quân chủ biên gồm 1040  trang, là tập thứ 9 trong 10 tập của Bộ “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội”. Bộ sách thuộc mảng sách Tư liệu tổng hợp của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II. Nội dung hồ sơ được xây dựng của bộ sách chưa bao gồm toàn bộ di sản văn hiến, giới thiệu tổng quát về vị trí địa lý, lịch sử diên cách, các đặc điểm nổi bật về lịch sử, kinh tế, văn hoá; các di sản văn hoá vật thể - phi vật thể đã và đang tồn tại tại các cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn 30 quận, huyện Hà Nội hiện nay. Tập 9 giới thiệu những thông tin đó của 3 quận, huyện: quận Long Biên - huyện Gia Lâm - huyện Mê Linh. Quận Long Biên có 14 đơn vị hành chính cơ sở gồm các phường sau: phường Bồ Đề, phường Cự Khối, phường Gia Thụy, phường Giang Biên, phường Long Biên, phường Ngọc Lâm, phường Ngọc Thụy, phường Phúc Đồng, phường Phúc Lợi, phường Sài Đồng, phường Thạch Bàn, phường Thượng Thanh, phường Việt Hưng. Huyện Gia Lâm có 20 xã gồm: xã Bát Tràng, xã Cổ Bi, xã Dương Hà, xã Dương Quang, xã Dương Xá, xã Đa Tốn, xã Đặng Xá, xã Đình Xuyên, xã Đông Dư, xã Kiêu Kỵ, xã Kim Lan, xã Kim Sơn, xã Lệ Chi, xã Ninh Hiệp, xã Phù Đổng, xã Phú Thị, xã Trung Mầu, xã Văn Đức, xã Yên Thường, xã Yên Viên, và hai thị trấn thị trấn là thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên. Huyện Mê Linh hiện nay có 18 đơn vị hành chính cơ sở, gồm huyện lỵ và thị trấn Chi Đông, thị trấn Quang Minh và 16 xã là: xã Chu Phan, xã Đại Thịnh, xã Hoàng Kim, xã Kim Hoa, xã Liên Mạc, xã Mê Linh, xã Tam Đồng, xã Thạch Đà, xã Thanh Lâm, xã Tiền Phong, xã Tiến Thắng, xã Tiến Thịnh, xã Tráng Việt, xã Tự Lập, xã Văn Khê, xã Vạn Yên. Tập sách cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về một cơ sở (xã, phường, thị trấn) tại 3 quận, huyện quận Long Biên, huyện Gia Lâm, huyện Mê Linh về nhiều phương diện, tập trung về mặt văn hoá. Có thể thấy, về diện mạo đời sống văn hoá, nhân vật tuỳ theo nguồn tài liệu của từng địa phương, theo sự tồn tại của hệ thống di tích và bề dày văn hoá (phong tục, tập quán, lễ hội…). Trên thực tế, không phải đơn vị xã/phường/thị trấn nào cũng có đầy đủ (hoặc do điều kiện khách quan chưa được khảo sát đầy đủ) các nội dung theo mục 3 của Phàm lệ:

I. Thông tin khái quát

1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và dân số

2. Diên cách

3. Đời sống kinh tế - văn hoá

3.1. Vật chất - kinh tế

3.2. Lễ hội

3.3. Văn học dân gian

4. Nhân vật

II. Hệ thống di sản văn hiến

1. Di sản vật thể

  1.1. Di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật

 1.2. Di tích khảo cổ học

2. Di sản phi vật thể

 2.1. Thư tịch

2.2. Văn khắc

          2.3. Thần tích, thần sắc

         2.4. Hương ước

        2.5. Địa bạ

       2.6. Tư liệu khác

            Phàm lệ sách ghi chi tiết những thông tin, cách trình bày từng nội dung, phần mục, tiểu mục sẽ cho người đọc dễ dàng hơn khi tìm hiểu cuốn sách.  

            Ở Tập sách này, tuy mỗi đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn chỉ biên soạn dung lượng từ 10-15 trang, có xã ít 5 trang nhưng nội dung phần biên soạn cho thấy các tác giả đã có một quá trình dày công khảo sát điền dã thực địa, khảo cứu tài liệu, tư liệu thư tịch, thác bản văn bia khá công phu, những văn bản thần tích, thần sắc, hương ước, địa bạ, gia phả được biên chép trong bản thảo đảm bảo được tính khoa học, chất lượng. Bản thảo đã được Hội đồng nghiệm thu bản thảo thông qua.       

Cuốn sách đã cho người đọc thấy được một cách khái quát tổng thể về mọi mặt của xã hội từng địa phương cũng như những di tích thuộc di sản vật thể, phi vật thể quan trọng khác. Điều đáng chú ý ở đây là nhóm tác giả đã phải xử lý tập hợp một nguồn tư liệu khá phong phú của tường quận, huyện đến xã. Qua đó thấy được tác giả cùng các cộng sự đã làm việc một cách nghiêm túc và cần mẫm để hy vọng rằng mang đến cho độc giả có được một nguồn tư liệu quý đầy đủ thông tin cần thiết trong tay.

Từ các phần lớn đến các tiểu mục tác giả cũng phân chia cụ thể từng mảng vấn đề từng một cách khoa học để độc giả dễ tiếp cận khi nghiên cứu. Đặc biệt tác giả nghiên cứu sâu về các giá trị văn hóa lịch sử như các ngành nghề của từng địa phương các giá trị lịch sử cần lưu trữ như lê hội, đình, chùa,…các nhân vật nổi tiếng của từng địa phương đây là những giá trị  lịch sử văn hóa quan trọng cần được lưu giữ để lại cho những thế hệ sau cho thế hệ trẻ nói chung và thế hệ trẻ của mảnh đất Thăng Long cũng như thế hệ trẻ của địa phương đó hiểu về quê hương mình hơn càng thêm yêu quý mảnh đất linh thiêng ngàn năm văn vật.

                                                                                                           Lê Ngân

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)