Lịch sử tiến hóa địa hình vùng Hà Nội
Trong cuốn sách “Địa lý Hà Nội”, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh cùng đội ngũ biên soạn đã công bố những tài liệu nghiên cứu về lịch sử tiến hóa địa hình Hà Nội. Theo đó, cùng với lịch sử phát triển địa chất, địa hình Hà Nội cũng trải qua các giai đoạn tiến hóa khác nhau. Tuy nhiên, những nét địa hình hiện nay quan sát được lại không phải là quá dài so với thời gian địa chất. Do đó, lịch sử tiến hóa địa hình vùng Hà Nội được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trước Halocen và giai đoạn Halocen.
Trong giai đoạn tân kiến tạo, lãnh thổ Hà Nội với phần giữa sụt võng, địa hình thấp và bằng phẳng, rìa đông bắc nâng từ yếu đến trung bình thể hiện bằng một vùng đối núi thấp thoai thoải, trong khi rìa tây nam nâng mạnh hơn, nơi bên cạnh những dãy đồi núi thấp còn nổi lên khối núi trung bình Ba Vì-Viên Nam tương phản rõ rệt với phần đồng bằng trung tâm. Mực nước biển vẫn tiếp tục dâng lên. Cho đến Halocen giữa, mực nước biển đạt tới vị trí cực đại và cao hơn hiện nay khoảng 4-5m so với mực nước biển vào thời điểm cách ngày nay khoảng 6.000 năm. Lúc bấy giờ, hầu hết diện tích Hà Nội trở thành một vịnh biển và được phát triển trong môi trường biển ven bờ và chứa sông. Dấu ấn của biển tiến này còn quan sát được bằng các ngấn nước biển trên đá vôi vùng Sài Sơn, chùa Trầm… có độ cao khoảng 3m so với mặt ruộng.
Hữu Trưởng