Index was outside the bounds of the array. Tục lệ cưới hỏi đặc sắc của người Thăng Long-Kẻ Chợ
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 05/12/2019 09:41
Tục lệ cưới hỏi đặc sắc của người Thăng Long-Kẻ Chợ

Hôn nhân ở Thăng Long-Kẻ Chợ thời Mạc-Lê Trung hưng là sự tổng hòa hỗn dung của nhiều yếu tố, giữa tư tưởng ngoại nhập Tống Nho chính thống Đông Á với những truyền thống cơ tầng bản địa Đông Nam Á… Theo cuốn sách “Thăng Long-Kẻ Chợ thời Mạc-Lê Trung hưng” do PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ làm chủ biên, hầu hết các cuộc hôn nhân của người Thăng Long-Kẻ Chợ là do sắp đặt của bố mẹ họ hàng, có tham khảo và ít nhiều có sự đồng ý của người con trai và con gái. Nhưng tính toán dựa trên sự bình duyệt về phẩm chất đạo đức theo chuẩn mực, sự tương hợp không xung khắc về tuổi, sự tương xứng về gia đình theo nguyên tắc “môn đăng hộ đối”.

Trong hôn nhân, nhà trai chủ động hỏi vợ nhưng nhà gái kén chồng và cô dâu đem theo về nhà chồng của hồi môn. Đàn bà thời kỳ này đi lấy chồng phải có của cải tài sản riêng, nếu không thường là họ sẽ bị coi khinh hoặc bị ruồng bỏ. Ngoài lễ ăn hỏi, cưới, còn một lễ thứ ba là cheo, tập hợp mời tất cả các vị chức sắc trong thôn phường của nhà gái để nói với họ rằng: Xin làm chứng cho việc tôi lấy cô gái này làm vợ. Chú rể phải nộp cho thôn phường cô dâu một khoản tiền cheo bằng tiền hoặc bằng hiện vật như gạch lát đường để xung vào quỹ làng hoặc dùng vào việc công ích. Đám cưới không có cheo coi như không được cộng đồng thừa nhận.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)