Những “cực khác nhau” làm nên một thế giới nghệ thuật riêng của Thạch Lam
Cuộc sống nhân gian như một dòng sông chảy mãi, vừa vô hình vừa hiện hữu. Những chữ “thoáng thấy”, “thoáng nghe”, “thoáng nhìn”, “thoáng nghĩ”… xuất hiện liên tục trong mạch văn của Thạch Lam. Chính vì thế mà đời sống hiện lên trong văn ông tựa hồ có khi rất khó nắm bắt như vô hình vô ảnh nhưng lại có vẻ kề cận, gần gũi với con người. Điều này tưởng như mâu thuẫn nhưng lại rất biện chứng. Một lối văn như thế, sau này ít người kế tục được Thạch lam. Văn Thạch Lam là một lối văn có nhịp điệu. Không gấp gáp, xô bồ mà tự tại, đó chính là nhịp điệu tâm hồn con người trong sự hài hòa với xã hội, thiên nhiên. Một sự tự tin của con người không dễ ai phát hiện được: “Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc đi ấy thông thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào” (Trở về). Tiếng guốc ấy biểu đạt cái nhịp điệu tâm hồn con người đã sống nhiều, trải nghiệm nhiều và bình tĩnh. Người đọc có thể tìm thấy rất nhiều cái kiểu nhịp điệu ấy trong văn Thạch Lam.
Thu Hương