Index was outside the bounds of the array. Đàn Xã Tắc-cây cầu vượt và văn hóa tranh luận
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 06/12/2019 02:29
Đàn Xã Tắc-cây cầu vượt và văn hóa tranh luận

 Sau khi làm xong đoạn đường Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu, vấn đề đặt ra là cần phải làm cây cầu vượt để tránh ùn tắc giao thông. Nếu không làm cây cầu vượt ở đây thì con đường này vẫn tắc và kinh phí hàng nghìn tỷ đồng sẽ trở nên vô nghĩa, sẽ là sự lãng phí hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi làm cầu vượt thì lại gặp phải bài toán nan giản. Kết hợp giữa bảo tồn và phát triển ra sao khi cây cầu vượt tương lai, dù làm theo hướng Kim Liên-Ô Chợ Dừa hay Nguyễn Lương Bằng-Hà Đông thì cũng phải băng qua vùng đất ẩn chứa di tích đàn Xã Tắc dưới lòng đất.

Trong cuốn sách “Xin chữ”, tác giả Phạm Quang Nghị cho biết, tuy dự án làm cầu vượt chưa được phê duyệt nhưng có tới 12 đến 13 phương án. Phần dưới lòng đất của đảo giao thông, nơi hiện nay được coi là di tích đàn Xã Tắc. Nói chính xác hơn là hố khảo cổ, phát hiện những di tích liên quan đến đàn Xã Tắc. Tuy nhiên, cho đến hôm nay người ta vẫn chưa thể chỉ ra trên bản đồ khảo cổ Hà Nội rằng đàn Xã Tắc hiện giờ đang ở nơi nào? Thế nhưng, không ít người hiện đang nhầm lẫn nơi sắp làm cầu vượt là sẽ vượt trên đầu đàn Xã Tắc, thậm chí còn nói rất gây xúc động lòng người, rằng: “Con cháu dám trèo cả lên đầu tổ tiên”. Tác giả khẳng định, bảo tồn và phát triển là hai mặt thống nhất của vấn đề. Bảo tồn có chọn lọc, có hình thức và phương pháp phù hợp, tương xứng với giá trị và điều kiện cần có để bảo tồn.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)