Ra mắt cuốn sách “Lịch sử Hà Nội cận đại” (1883-1945)
Tuy nhiên, trong một thời gian với những điều kiện còn hạn hẹp, công trình này khó có thể đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu nói trên. Tuy nhiên, may mắn với các tác giả là đã được kế thừa được khá nhiều kết quả nghiên cứu của người đi trước, đặc biệt là các nghiên cứu của Trần Huy Liệu, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Khánh và Philippe Papin. Các ghi chép của Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài và một số tác giả khác đã giúp ích cho các tác giả khá nhiều trong nỗ lực tái hiện đời sống của Hà Nội thời thuộc địa một cách sinh động, cụ thể, Nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và nguồn tài liệu báo chí, văn học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu. Cuốn sách gồm 4 chương. Chương I: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX. Chương II: Bộ máy chính quyền thuộc địa ở Hà Nội. Chương III: Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa và phong trào yêu nước ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Chương IV: Tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và phong trào yêu nước ở Hà Nội từ 1933 đến 1945.
Thu Hương