Cái đói, cái nghèo trong “vỡ tỉnh” của Tô Hoài
Tô Hoài là một cây đại thụ trong làng văn học Việt Nam. Những tác phẩm để đời của ông có thể kể tới “Dế mèn phiêu lưu ký”, “vợ chồng A Phủ”, “O chuột”, “xóm giếng”, “Cỏ dại”, “Núi cứu quốc”, “Giăng thề”… Trong chuyện ngắn “vỡ tỉnh” in trong cuốn sách “Tuyển tập ký-tản văn xứ Đoài” do Bằng Việt làm chủ biên, Tô Hoài đã phác họa lên một vùng quê nghèo mà người dân đang phải ngày ngày đối mặt với nạn đói.
Nhân vật Nhã được tác giả miêu tả là người thường tỏ ra thong thả, đi chơi nhưng có nước da bủng màu nghệ thối, cái đói vẽ lên tận mặt. Hay thời điểm đó các hàng cơm nào còn bán thịt thì phải để cả miếng to, cấm không được thái nhỏ hoặc nấu canh hay nấu đông vì sợ người ta đánh tráo thịt người… Tô Hoài còn vạch trần tội ác của phát xít Nhật khi khiến dân chúng lầm than, rơi vào nạn đói. Có lần, bọn Nhật mua cỏ cho ngựa. Chẳng may con ngựa ốm rồi chết. Nó gọi người bán cỏ ngựa đến. Nó mổ bụng ngựa rồi bắt người bán cỏ chui vào và khâu lại mang chôn cả người lẫn ngựa. Nhiều người không muốn chết đói thì chịu cảnh tha phương cầu thực, đi làm thuê trên tỉnh…
Hữu Trưởng