Quang Dũng, mây trắng xứ Đoài
Nói đến nhà thơ Quang Dũng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bài “Tây Tiến”. Thơ của Quang Dũng được giới văn chương nhận xét là bi tráng nhưng đầy lãng mạn. Nhưng Quang Dũng đâu chỉ có thơ, đâu chỉ có “Tây Tiến”, ông còn là một cây bút ký xuất sắc. Ẩn chứa trong văn, thơ của Quang Dũng không chỉ là khí chất của một con người mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà còn là tình yêu, nỗi nhớ nhung tha thiết với quê nhà.
Nếu như trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng bày tỏ nỗi nhớ quê hương bằng vần thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thì nỗi nhớ đó còn được thể hiện mạnh mẽ trong tác phẩm “Sườn Bắc Tản Viên” và “Vào mùa chim ngói dưới chân núi Ba Vì” đăng trong cuốn sách “Tuyển tập ký-tản văn xứ Đoài” do Bằng Việt làm chủ biên. Nỗi nhớ quê hương của Quang Dũng được thể hiện ở: Hết thuốc lá lại đến những đồi sắn. Cây sắn còn nán lại ở đồi núi Bất Bạt này, chỉ vì chống Mỹ thôi. Cây sắn nặng tình với người cũ Sơn Tây hay vần thơ: Tiếng ai như tiếng xứ Đoài/Ăn gạo thì ít, ăn khoai thì nhiều. Văn, thơ Quang Dũng nói nhiều đến mây, đặc biệt là mây trời Sơn Tây. Mây là biểu tượng của tự do, của lãng du. Mây trắng là xứ sở của tiêu dao trường cửu. Chất mây lãng tử ở Quang Dũng, một phần do thổ ngơi xứ Đoài, phần kia do văn học lãng mạn.
Hữu Trưởng