Index was outside the bounds of the array. Chính sách phát triển kinh tế hàng hóa của nhà nước phong kiến
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ hai, 09/12/2019 10:03
Chính sách phát triển kinh tế hàng hóa của nhà nước phong kiến

 Cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long-Hà Nội” do GS. TS Tô Xuân Dân và TS Nguyễn Quang Lân đồng chủ biên đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về chính sách phát triển kinh tế hàng hóa của nhà nước phong kiến. Thời Lý-Trần-Lê sơ đều đã thực hiện chính sách phát triển đất nước ngay từ đầu trên quy mô lớn. Các triều đại này đều coi trọng kinh tế nông nghiệp “Dĩ nông vi bản” tư tưởng trọng nông được biểu hiện thành những biện pháp tích cực cho nông nghiệp, từ đó tạo ra nhiều nông sản hàng hóa để phục vụ cho giao lưu từ các vùng và giữa các vùng.

 Nhà Lý rất chú trọng đến việc khai thác, quản lý nguồn lợi tự nhiên, phát triển ngành khai mỏ, các lâm thổ, hải sản. Thời Trần triều đình đã trưng tập các thợ khéo về làm việc trong các quan xưởng để phục vụ cho nhu cầu triều đình và quan lại. Các thợ thủ công dân gian thì tích cực sản xuất và buôn bán trong các phường và ven đô. Triều Lê sơ với chính sách nhất quán là tăng cường chức năng kinh tế của nhà nước và chế độ “quân điền” hay “lộc điền” có từ đó. Thời Lê-Trịnh vẫn rất chú trọng đến nông nghiệp nhưng có sự thay đổi là chấp nhận sự phát triển của ruộng tư.
Triều đình nhà Nguyễn có chính sách đối ngoại nhượng bộ nhà Thanh, ưu đãi giới Hoa kiều. Về thủ công nghiệp, triều đình lập quan xưởng có quy mô lớn để đúc tiền đồng và kẽm. Thành lập các tượng cục, tượng ty, tập hợp các thợ thủ công tự do trong các thông phường chuyên nghề. Về thương nghiệp, triều Nguyễn đã kiên trì, đề cao quan điểm “trọng nông ức thương” truyền thống…

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)