Nguyễn Văn Siêu với “Phương Đình văn tập”
Nguyễn Văn Siêu được biết đến là nhà văn, nhà thơ lớn trong thế kỷ XIX. Ông làm quan dưới triều vua Tự Đức với chức Phó sứ trong sứ đoàn sang Trung Quốc, khi về được thăng Học sĩ Viện Tập Hiền rồi ra làm Án sát Hà Tĩnh, Án sát kiêm Tuần phủ Hưng Yên. Sự nghiệp văn, thơ của Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng với các tác phẩm: “Phương Đình dư địa chí”, “Chư kinh khảo ước”, “Chư kinh khảo thích”, “Tứ thư bị giảng” và đặc biệt là “Phương Đình văn tập”.
Trong cuốn sách “Tuyển tập ký-Tản văn xứ Đoài” do Bằng Việt làm chủ biên đã giới thiệu với bạn đọc một số đoạn trích tiêu biểu của “Phương Đình văn tập”, như: Hai loại văn chương, Rõ là một áng văn chương của tạo hóa, Thư viết cho Trần Đức Anh, Hành Trạng tiên sinh Bùi Tồn Am tướng công…Trong đoạn chính Rõ là một áng văn chương của tạo hóa, Nguyễn Văn Siêu cho rằng, lời càng khéo thì càng mất điều chân thực, ý càng kỳ thì càng rơi xuống hư hao. Đến như các bậc nho giả chú kinh đã nhiều mà kẻ làm sai kinh cũng không phải là ít. Phương chi mới học viết văn, mà muốn có lời ý sâu xa, uyên ảo của thánh hiền được ư? Đó chẳng qua chỉ là loại văn chương khoa cử tầm thường mà thôi. Đến như thi học, tả văn, xưa nay ai nấy đều trở thành trường phái, cũng không phải là điều ít ỏi…
Hữu Trưởng