Index was outside the bounds of the array. Hoàng Ngọc Phách tạo nên “cột mốc” với tiểu thuyết “Tố Tâm”
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ hai, 09/12/2019 10:58
Hoàng Ngọc Phách tạo nên “cột mốc” với tiểu thuyết “Tố Tâm”

 Để khẳng định vai trò của tiểu thuyết “Tố Tâm” trong lịch sử tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” cho rằng, để cắm được những “cột mốc”, thậm chí gây ra “hội chứng” như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là không nhiều. 

Lớp trẻ khi ấy đọc truyện Tố Tâm thường ngậm ngùi rung rưng nước mắt, miệng luôn ngâm nga những câu thơ trong truyện và thần phục là tuyệt cú.  Có thể kể sau Tố Tâm (1925) là tam kiệt tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng gồm Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê (1936). Mãi cho đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX mới có một “đợt sóng mới” như “Vào đời” của Hà Minh Tuân, “Đi bước nữa” của Nguyễn Thế Phương… Đến tận đầu những năm 90 mới bùng nổ “Nỗi buồn chiến tranh” (1990) của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng (1990) của Dương Hướng. Thật là “độc nhất vô nhị” trong lịch sử tiểu thuyết hiện đại Việt Nam-cả 3 tác phẩm này đều đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. 13 năm đầu thế kỷ 21, có hàng trăm cuốn tiểu thuyết được xuất bản. Nhưng thật tiếc, chúng đều “một đi không trở lại” (công bằng mà nói thì có vài ba cuốn gây “dư chấn” nhẹ).

Thu Hương

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)