Đặc điểm chung của đàn Xã Tắc Thăng Long
PGS.TS Tống Trung Tín và các cộng sự đã ghi lại lời nhận định này trong cuốn sách “Di tích khảo cổ học đàn Xã Tắc Thăng Long”. Theo đó, phía ngoài tầng thượng là tầng nền thứ hai mà dấu tích tìm được đều là sân nền được lát gạch vuông bao quanh. Đàn Xã Tắc Thăng Long thời Lê cũng có nhiều công trình phụ trợ kèm theo như Bái Điện, Thần Khố, Thần Trù, Tế Sinh đình và 2 lớp cổng ở hai tầng mà Lê Quý Đôn gọi là Nghi Môn nội, Nghi Môn ngoại. Hệ thống ngói nhiều loại ở địa điểm đàn Xã Tắc chứng minh rất rõ điều đó. Đàn Xã Tắc thời Trần cũng có thể có nhiều kiến trúc phụ trợ tương tự. Tất cả các nghiên cứu trên đây chỉ là bước đầu do hố đào còn rất hạn chế. Điều quan trọng nhất có thể rút ra là các dấu tích kiến trúc tìm thấy ở địa điểm đàn Xã Tắc chính là dấu tích của đàn Xã Tắc Thăng Long thời Lý Trần Lê. Qua mỗi thời kỳ, đàn đều được tôn tạo hoặc xây dựng mới nhưng tất cả đều trên cùng một vị trí mà Lý Thái Tông đã chọn năm 1408.
Thu Hương