Đặc điểm của đường móng sành ở đàn Xã Tắc
Đó là đặc điểm của đồ sành thế kỷ XI thời Lý. Cá biệt cũng có một vài chỗ có mảnh sứ men trắng của thời Bắc Tống (thế kỷ XI). Kỹ thuật đầm nện các mảnh sành tương tự nhau: sảnh rải đều, đầm nện rất chặt. Về kích thước, đường móng sành ở cả 3 vị trí đều có kích thước tương tự nhau: rộng 1,4m-1,59m, dày 3cm-10 cm. Rất cả đều nằm trong cùng độ cao 5,9m-6,04m so với mực nước biển. Ở hố H4, đường móng sành chạy theo hướng Bắc-Nam dài 22,6m. Ở phía Nam, đường móng sành bắt góc nối với móng sành hố H3 đã xuất lộ 0,75m. Ở hố H6, đường móng này dài 31m, chạy theo hướng Bắc-Nam. Khoảng cách từ đường móng phía Đông với đường móng phía Tây là 28cm. Như vậy, đường móng sành này quy mô tương đối lớn. Rất tiếc ở phía Bắc chưa khai quật, do đó chưa biết được hình dáng chính xác của đường móng nhưng tạm thời có thể thấy rõ các đường móng sành thời Lý đã được khung lại rõ ràng 3 hướng, gợi rõ quy mô hình chữ nhật đã xác định rõ một cạnh phía Nam là 28 cm.
Thu Hương