Vật liệu được sử dụng ở thời Lý để gia cố nền móng
Theo kết nghiên cứu được PGS.TS Tống Trung Tín và các cộng sự công bố trong cuốn sách “Di tích khảo cổ học đàn Xã Tắc Thăng Long”, vật liệu được người thời Lý sử dụng để gia cố nền móng là mảnh sành, mảnh gạch ngói vụn, sỏi, hỗn hợp một hay hai loại vật liệu trên với nhau... Tùy theo từng loại móng nền, các loại vật liệu trên được gia cố dày mỏng khác nhau.
Ở khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, có thể thấy di tích Đoan Môn, việc gia cố móng trụ và móng đường (tường) được làm rất dày, nhiều lớp và vô cùng kiên cố (có khi dày tới 2m). Tuy nhiên, móng để xây bó nền kiến trúc được làm mỏng hơn nhiều. Ở thời Lý, các móng đường (hay tường), móng trụ và móng của các bó nền nhà thường được thợ xây dựng cho rải và đầm nện bằng các vật liệu rắn khác nhau nhằm mục tiêu chống lún cho các thành phần kiến trúc ở bên trên. Trong khi ấy, lớp di tích thời Trần tại địa điểm khảo cổ đàn Xã Tắc còn rất ít, hoặc không đủ tư liệu để đoán nhận, nhưng có thể thấy đường móng có hàng gạch chôn nghiêng nằm cùng phương vị với dấu tích kiến trúc thời Lý.
Thu Hương