Làng Chuông, nguồn cội của nón lá
Việc làm nón ở làng Chuông được tiến hành theo hộ gia đình. Nhìn chung không có sự phân công thật sự rạch ròi giữa các thành viên đối với từng khâu công việc. Tuy nhiên, do nghề làm nón đòi hỏi sự tỉ mỉ kiên nhẫn nên người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất. Làng Chuông đất chật người đông, đồng ruộng trước đây chỉ cấy được một vụ lúa nên nghề làm nón được xem là một cứu cánh để giải quyền được thời gian nông nhàn và tăng thêm thu nhập. Việc truyền nghề và học nghề làm nón ở làng Chuông xưa nay chủ yếu mang tính chất “mẹ truyền con nối”, vừa học vừa làm. Đã là người làng Chuông thì bất kể con gái con trai đều phải biết làm nón, khâu nón. Những người con gái đến tuổi cập kê trong làng đều được mẹ khoán mỗi ngày thắt từ 2-3 chiếc nón, sau đó mới được thắt nón làm vốn riêng. Nhìn tổng quát, nghề làm nón cho thu nhập thấp, chỉ lấy công làm lãi. Dù vậy, nhiều gia đình chỉ khâu nón, làm ruộng mà nuôi được con cái ăn học thành người, công thành danh toại...
Hữu Trưởng