Index was outside the bounds of the array. Cách trị nước, an dân của vua Lê Thái Tổ
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 12/12/2019 03:00
Cách trị nước, an dân của vua Lê Thái Tổ

Đọc “Vương triều Lê (1428-1527)” do GS. TS Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, bạn đọc sẽ có một cách nhìn khách quan, tổng thể về cách trị nước của vua Lê Thái Tổ sau khi giành được giang sơn, đánh đuổi quân Minh xâm lược, giữ yên bờ cõi. Trong đó, cuốn sách đã có nhiều tư liệu quý nói về phong trào lập đồn điền, khẩn hoang và di dân mở rộng đất đai sản xuất; trị thủy và thủy lợi; công nhận chế độ tư hữu ruộng đất; khẳng định vị thế, chủ quyền của quốc gia Đại Việt, khôi phục nền văn hóa dân tộc; cầu hiền tài và đào tạo người tài.

Vua Lê Thái tổ chú trọng tới việc đoàn kết khối dân tộc, đó là yếu tố tiên quyết dẫn đến thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Về đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, vua Lê Thái Tổ đã ra lệnh khảo xét các quan trong ngoài, xếp loại: Hạng nhất tài văn võ, tinh nhanh. Hạng hai viết tinh, viết thạo, làm tính. Định hướng phát triển nông nghiệp của đầu triều đại Lê sơ đẩy mạnh việc khai hoang, lập đồn điền, không để đất bị hoang hóa...  Để cai trị xã hội, vua ra điều luật về kiện tụng; luật lệnh cấm đánh cờ bạc, uống rượu; luật lệnh không được bỏ đất hoang. Hình thức xử phạt đối với người phạm tội (kể cả quan lại và dân chúng) thường áp dụng hình phạt biếm, bãi, đồ... Biếm là giáng chức. Bãi là cách chức. Đồ là bắt đi đày. Ngoài ra, những người bị tội đồ thường phải thích chữ vào mặt, theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hạng tội thích 30 chữ, 20 chữ (lưu đày ở châu Bố Chính, thuộc Quảng Bình ngày nay), hạng 10 chữ, 6 chữ (lưu đày ở diễn châu), hạng thích 4 chữ (đưa tới lao động ở phường Voi trong kinh thành).

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)