Index was outside the bounds of the array. Cái cũ-mới trong thơ của Quách Tấn
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 12/12/2019 03:00
Cái cũ-mới trong thơ của Quách Tấn

Nhiều nhà thơ đương thời nhận xét nhà thơ Quách Tấn là người cẩn trọng, chú trọng vào sự gọt giũa quá nhiều, cân nhắc từng câu chữ trong thơ. Đó cũng là nhận xét dễ hiểu bởi Quách Tấn là một nhà thơ chuyên về Đường luật của thế kỷ XX. Trong cuốn sách “Biên niên lịch sử phong trào thơ mới Hà Nội 1932-1945” do PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn làm chủ biên, nhà thơ Chế Lan Viên đánh giá những khí chất chậm chạp mà vững vàng, âm thầm mà mạnh mẽ, hút hết chất ngọt chung quanh vào trong tinh khiết của lòng mình là những gì hiện hữu rõ nét ở thơ Quách Tấn.

Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng, riêng Quách Tấn cái quan niệm “tình nhiều nhưng không được lộ, khí mạnh nhưng mà phải dằn” như sao, ta có thể đọc thấy rõ ràng, trong mấy câu, gọi đi là tâm sự: “Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ. Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ”. Tập “Mùa cổ điển” của Quách Tấn bé bỏng nhưng quá đầy đủ, trước hết đã giải cho ta một mối lầm ác nghiệp là phân chia bờ cõi thơ bằng hai chữ mới-cũ. Nhà thơ Chế Lan Viên đánh giá, qua các cổ nhân đến bây giờ giới văn chương mới tìm thấy một bài bát cú được người yêu thơ yêu hoàn toàn là “Mùa cổ điển”. Quách Tấn là một nhà thơ cổ điển hiến dâng một mùa mà chúng ta đón tiếp với một lòng vui sướng không do dự.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)