Cái hay, cái đẹp trong thơ Thế Lữ
Khác với những nhà thơ đương thời, Thế Lữ được ghi nhận là một trong những người tiên phong, có công lớn trong việc mở đầu phong trào thơ mới. Với nhà phê bình Hoài Thanh trong cuốn sách “Biên niên lịch sử phong trào thơ mới Hà Nội 1932-1945” tập 2, Thế Lữ như vùng sao đột nhiên ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dù sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng nền thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Ông chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.
Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tấu âm thanh. Từ bài thơ “Nhớ rừng” cho những bài thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát Thế Lữ cũng khác hẳn xưa. Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch. Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế Lữ đã băn khoăn trước hai nẻo đường: Nẻo về quá khứ với mơ mòng, nẻo với tương lai và thực tế. Sau một hồi mộng mị vẩn vơ, thơ Thế Lữ như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa với cái sán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu, biết yêu và biết tình yêu.
Hữu Trưởng