Index was outside the bounds of the array. Nhà thơ Anh Thơ với “Bức tranh quê”
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 12/12/2019 03:06
Nhà thơ Anh Thơ với “Bức tranh quê”

“Bức tranh quê” của nhà thơ Anh Thơ là một tập ba mươi bài thơ, bài nào cũng mười hai câu, tả những cảnh ở chốn thôn quê từ đầu năm cho đến tết, mùa nọ sang mùa kia. Tác phẩm có một vẻ mới trong thi ca Việt Nam, là tác giả đứng về mặt khách quan, suốt tập không bao giờ nói đến mình, không dùng một chữ “tôi” nào. Trong cuốn sách “Biên niên sử phong trào thơ mới Hà Nội 1932-1945” do PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn làm chủ biên, nhà báo Nhất Linh cho rằng, tác giả Anh Thơ tự đặt mình vào một con đường khó khăn hình như cốt để tỏ rõ sự tài tình và sự khéo léo của mình; lối ấy chỉ làm cho toàn thể kém vẻ linh hoạt, thành ra nặng nề, uể oải vì từ đầu đến cuối cứ đều đều một giọng.

Trong “Bức tranh quê” có một sự đáng chú ý là sự liên lạc rất mật thiết của hoa cỏ với bốn mùa, của công việc làm ăn và những nỗi lo lắng cỏn con của dân đồng ruộng với thời tiết. Mùa xuân, các cô gái cào cỏ ruộng sắp ra hoa, mùa thu hoa mướp rụng, ong cất cánh bay đi tìm nhị mướp, tiếng trống cũng ra hè, sự lo lắng nước không vơi… Tuy nhiên theo Nhất Linh, tác giả Anh Thơ thiếu một thứ rất cần đối với các thi sĩ: Thơ của cô nói hay tả thứ gì thì chỉ có thứ ấy thôi, không gợi được cho người đọc những cái rung động mông lung. Một câu thơ không phải chỉ ra những cái định tả trong thơ, nhiều khi ở trong một câu thơ có cả một thế giới khác không có liên lạc gì với ý câu thơ, đọc thơ mỗi người lại cảm thấy khác nhau.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)