Index was outside the bounds of the array. Thăng Long qua những lần khảo cổ
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 13/12/2019 09:19
Thăng Long qua những lần khảo cổ

Kinh thành Thăng Long có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng nhất qua các thời kỳ lịch sử, vì thế việc nghiên cứu lịch sử vùng đất này được các nhà khoa học quan tâm. Việc khảo cổ học Thăng Long bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khi người Pháp tiến hành phá bỏ thành Hà Nội, mở rộng xây dựng thành phố mới ở phía Tây. 

Khi xây dựng, người Pháp đã ngẫu nhiên phát hiện hàng nghìn di vật từ thời tiền Thăng Long (thế kỷ VIII - IX) đến thời Nguyễn. Từ năm 1970, khảo cổ học Việt Nam từng bước chú ý đến việc nghiên cứu Thăng Long với tốc độ ngày càng nhanh. Từ khai quật thăm dò Núi Trúc, Đồng Gạch, Đồng Giếng, khảo cổ học khu vực lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm dò khu vực quần ngựa, khai quật chữa cháykhu vực Giảng Võ trường, đường Hoàng Diệu, đường Lê Hồng Phong, khu vực Hậu Lâu, Đoan Môn và Bắc Môn, Văn Miếu, Tràng Tiền, Hành Dầu… Tuy nhiên, địa điểm khai quật lớn nhất là số 18 Hoàng Diệu với việc phát lộ hệ thống di tích, di vật dày đặc có niên đại kéo dài từ thế kỷ VIII-IX đến thế kỷ XIX-XX. Điều này góp phần quyết định việc đưa di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản thế giới năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Những hình ảnh qua các lần khảo cổ kinh thành Thăng Long được tập hợp đầy đủ trong cuốn sách “Kinh đô Thăng Long - những khám phá khảo cổ học” do NXB Hà Nội ấn hành trong dự án Tủ sách 1000 năm Thăng Long.

Thu Hương

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)