Sức hấp dẫn đến từ “Gã tép riu” của Nguyễn Bắc Sơn
Trong cuốn “Hà Nội từ góc nhìn văn chương”, ông đã có bài viết bình luận về tính hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết này. Theo Bùi Việt Thắng, tính hấp dẫn của “Gã tép riu” không chỉ nằm ở mối tình tay ba đẫm nước mắt (có thể nói là cả máu) giữa hai người đàn bà và một người đàn ông (một cô gái điếm tên Dự, vợ không chính thức của Tùng-làm nghề báo-Diệu Thủy, vợ Tùng một người phụ nữ có nhan sắc và có địa vị cao trong xã hội). Nhân vật sắc nét là một yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của “Gã tép riu”. Diệu Thủy xuất hiện ngay từ chương đầu của tiểu thuyết trong vai một Bí thư Quận Đoàn rồi nhờ một sự ngẫu nhiên mà bước vào chốn quan trường. Căng thăng tiến bao nhiêu thì Diệu Thủy càng đánh mất đi tình nghĩa vợ chồng với Tùng bấy nhiêu. Không có gì quá khi gọi “Gã tép riu” là một bi kịch lạc quan. Mặc dù tiểu thuyết kết thúc bằng bi kịch, Tùng mất đứa con 17 tháng tuổi vì tai nạn do chính Diệu Thủy gây ra, lại bị chính người vợ bao nhiêu năm chung sống tấn côngtại tòa, bị cách chức và kỷ luật Đảng. Nhưng theo Bùi Việt Thắng, Tùng đã gặp may nhiều hơn là rủi, vì dẫu gặp nhiều tai ương nhưng cũng là cơ hội để anh nhận chân sự thật, để anh có cơ hội giải thoát khỏi căn bệnh “đồng sàng dị mộng”, như một vấn nạn không chỉ mình anh mà những người tử tế như anh đang phải đằng đẵng chịu đựng.
Thu Hương