Bên hiếu – bên tình và bí quyết cân bằng
“Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”
Bởi vậy, “nhập gia phải tuỳ tục”, nhưng trong xã hội hiện đại thì các cô gái trẻ liệu có thực hiện được điều này? Câu trả lời là rất khó. Vậy đứng giữa sợi dây mà hai đầu là bên hiếu - bên tình thì người con - người chồng phải có cách nào để làm cho “sợi dây nối giữa mẹ chồng (hiếu) – nàng dâu (tình) không bị căng quá mức mà dễ… đứt”. Trường hợp xứ trí dưới đây sẽ cho bạn cách dung hoà hai thái cực yêu thương (hiếu - tình) của mình nhé!
Mẹ chồng vừa nói mấy câu trách mắng, cô con dâu đã nói lại bai bải. Bực mình bà liền quay sang con trai và hỏi:
- Thế từ khi anh lấy vợ về đã dạy bảo được những gì mà để nó hỗn láo với mẹ như vậy?
Anh con trai vừa cười vừa nói:
- Dạ, từ khi lấy vợ tới nay con vì thực hiện nhiệm vụ của nhà nước giao nên thường xuyên đi công tác xa nhà luôn, nhưng con đã dạy vợ con là nếu có gì sai trái thì sau đó phải xin lỗi mẹ ngay mà!
Bà mẹ bực mình nói:
- Theo anh, chỉ có xin lỗi không là đủ hả?
Cậu con trai vâng dạ trả lời mẹ:
- Dạ, dạ… Vâng, nếu mẹ cố chấp không tha thứ thì, thì … về bảo chồng phải xin lỗi thay ạ!
Bà mẹ nóng mặt nói:
- Thế anh có còn nhớ tôi dạy anh khi lấy vợ về nhà là phải như thế nào không?
Cậu con trai cầm tay mẹ, cười nói:
- Con nhớ!
Bà mẹ mắt liếc ngang, nghiến răng:
- Nhớ gì? Anh nói lại tôi nghe coi?
Cậu con trai tủm tỉm cười:
- Dạ, mẹ dạy con khi lấy vợ về thì phải “im lặng”… “im lặng là vàng” thưa mẹ!
Trong hoàn cảnh này, trước sự dí dỏm đáng yêu của cậu con trai thì bà mẹ xử trí thế nào? Đó là tuỳ vào thực tế của vấn đề, nhưng các bạn hãy chọn cho mình cách ứng xử thế nào để cân bằng sợi dây yêu thương, giúp gia đình yên ấm, hạnh phúc, thậm chí đôi lúc phải gạt cái tôi cá nhân, tự điều chỉnh bản thân để dung hoà các mối quan hệ phức tạp trong mỗi gia đình.
An Vui
Nhà xuất bản Hà Nội