- Ối ối! Nếu chị mua của bác gần đây thì chị phải xem hạn sử dụng đã.
Nghe có lý, tôi tìm hạn sử dụng thì bánh hết hạn đã 3 ngày rồi. Tôi vội lôi hộp sữa ra xem, sữa cũng quá mất 1 ngày.
- Thế này thì phải mang trả lại thôi. - Tôi bực bội nói rồi thu bánh và sữa lại định mang trả thì ngay lập tức bị Ngọc gạt lại.
- Không ích gì đâu, chị lại thêm bực mình thôi. Lần trước em mua của bác ấy cũng thế, em mang trả thì bị bác ấy mặt nặng mày nhẹ, nhấm nhẳng nói: “Mua đoạn bán đứt rồi, đổi chác gì nữa. Hạn họ ghi vậy chứ có sao đâu. Sáng ngày ra không đổi chác gì cả”. Bực quá, em ném luôn vào thùng rác rồi về đấy. Kể từ hôm ấy em cạch luôn.
- Vô lý, sao lại có thể như thế được. – Tôi bỏ mặc lời Ngọc, xăm xăm mang bánh, sữa quyết đòi lại tiền.
Thấy tôi cầm bánh và sữa quay lại, bác bán hàng hỏi luôn: - Có việc gì vậy cô?
- Vừa rồi cháu mua bánh và sữa của bác, hai cái đều quá hạn sử dụng. Cháu trả lại bác
Tôi vừa nói, vừa chìa bánh, sữa đưa lại thì ngay lập tức bác gắt lên:
- Bánh cô đã bóc rồi, tôi không đổi nữa, mới sáng ngày ra đã lôi thôi rồi.
Sau một hồi đôi co, kết quả tôi cũng giống Ngọc là vứt vào thùng rác và bực mình quay về.
Thấy tôi về với vẻ mặt hậm hực, chị Lan Anh trưởng phòng cười an ủi: “Thỉnh thoảng chị cũng phải mua tạm nhà bác này, nhưng chị có kinh nghiệm rồi, phải xem hạn sử dụng trước khi trả tiền”.
Ở trong một con phố ẩm thực có rất nhiều du khách trong và ngoài nước thường lui tới thưởng thức các món ăn, vậy mà ai cũng giống như bác bán hàng này thì không biết an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ của người tiêu dùng sẽ như thế nào? Hơn thế, có những đồ ăn còn xem được “date”, còn những món ăn chế biến “khuất mắt” thì thực khách chỉ còn biết trông chờ vào lương tâm và trách nhiệm của người bán hàng mà thôi!
Ngọc Linh
Nhà xuất bản Hà Nội