Văn hóa đọc của Người Nhật
Nếu bạn đến nước Nhật và di chuyển bằng tàu điện, bạn sẽ thấy một cảnh tượng quen thuộc hàng ngày: Trong toa tàu, ngoài những người ngủ gật gay nhắn tin, chơi điện tử, sẽ có rất nhiều người khác chăm chú đọc sách hoặc đọc báo. Nếu biết tiếng Nhật và tò mò liếc qua bạn sẽ thấy họ cầm trên tay những cuốn sách khổ nhỏ bỏ túi có gia dao động từ 700 đến 2000 yên. Khi bạ đến công viên hay ngồi đợi tàu, xe buýt ở bến xe, nhà ga, bạn cũng sẽ thấy nhiều người giết thời gian bằng cách dán mắt vào trang sách.
Nếu bước chân vào thư viện các trường đại học hay thư viện công, bạn sẽ ngỡ ngàng trước số lượng đầu sách và phong cách phục vụ của các nhân viên ở đây. Nước Nhật là nơi có hệ thống thư viện hiện đại khổng lồ có lẽ ở châu Á không nước nào sánh kịp. Ở Nhật, nếu muốn bạn có thể đọc bất cứ thứ gì, từ “thượng vàng” tới “hạ cám”, từ những cuốn sách có thể đọc to trước đám đông tới những cuốn chỉ được phép …đọc một mình.
Nếu mở sách ra đọc, bạn sẽ thấy ngành xuất bản của Nhật có lịch sử lâu đời. Ngay từ thời Edo (1603 - 1868) ngành xuất bản đã rất phát đạt và có cả vô số sách in lậu để đáp ứng nhu cầu người đọc. Vấn đề tò mò còn lại là người Nhật đọc những gì? Để giúp bạn hình dung ra câu trả lời, xin đưa ra dưới đây một vài con số về những cuốn sách được liệt vào hàng bán chạy ở Nhật.
Tác phẩm
|
Tác giả
|
Năm xuất bản
|
Số lượng phát hành
|
Rừng Na Uy
|
Murakami Haruki
|
1987
|
10 triệu bản
|
Hoàng tử bé
|
Antoine de Saint-Exupéry
|
1953
|
6 triệu bản
|
Totto-chan bên cửa sổ
|
Kuroyanagi Tetsuko
|
1981
|
5.780.000 bản
|
Harry Potter và hòn đá phù thủy
|
J.K.Rowling
|
1999
|
5.060.000 bản
|
Y học gia đình
|
Kobayashi Tachio
|
1949
|
4.350.000 bản
|
Phương pháp phồn vinh
|
Okawa Ryuho
|
1999
|
4.300.000 bản
|
Sổ tay hội thoại Nhật - Mỹ
|
Ogawa Kikumatsu
|
1945
|
3.600.000 bản
|
Khuyến học
|
Fukuzawa Yukichi
|
1872
|
3.400.000 bản
|
Phẩm cách của phụ nữ
|
Bando Mariko
|
2006
|
3.060.000 bản
|
Phẩm cách của quốc gia
|
Fujiwara Masahiko
|
2005
|
2.650.000 bản
|
Không thể nói bảng thống kê nói trên là đầy đủ nhưng nó cũng góp phần giải đáp phần nào câu hỏi “Người Nhật đọc gì?”. Ở danh sách trên, bạn sẽ thấy có sự góp mặt của những cuốn tiểu thuyết, sách khoa học thường thức, phương pháp kinh doanh, sách vệ sinh sức khỏe và cả những cuốn bàn về triết học, chính trị, giáo dục cao siêu như: Khuyến học, Phẩm cách của quốc gia, phẩm cách phụ nữ…
Và trong các thư viện của trường đại học hay thư viện công bạn cũng có thể tìm được các đầu sách viết về Việt Nam. Có thể nói số đầu sách viết về Việt Nam đứng hàng đầu trong số các cuốn sách tiếng Nhật viết về Đông Nam Á. Sách viết về đủ mọi chủ đề: chiến tranh, lịch sử, văn hóa phong tục, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, du lịch…
Trần Duy tổng hợp