Truyền thống tết Trung thu
Trung thu ở Việt Nam còn được gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên. Ngày Trung thu được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống… khi toàn xã hội, gia đình luân dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
Như nhiều nước khác, người Việt Nam đón tết Trung thu cũng đón tết Trung thu bằng các tục ăn bánh, uống trà và thưởng trăng. Ngoài ra, người Việt còn có những điểm khác biệt đó là nhà nhà bày mâm ngũ quả cúng lễ gia tiên, người lớn ăn bánh, uống trà còn trẻ em cầm đèn lồng, đèn ông sao tham gia các hoạt động múa hát, các trò chơi dân gian tại các địa phương. Tại Việt Nam, ngày Trung thu còn được gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân, trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca các bài hát Trung thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung thu này được gọi là "phá cỗ".
Đêm hội trăng rằm sẽ là một ngày hội để lại nhiều dấu ấn cho mỗi người dân Việt Nam trong đó đặc biệt là thiếu niên và nhi đồng. Các em sẽ tiếp tục tiếp nối những truyền thống tốt đẹp đó của ông cha.
Kim Ngân