Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ    
Thứ hai, 08/10/2018 03:18
Đọc sách trong xưởng cuốn xì gà – Hoạt động được công nhận là di sản văn hóa của Cuba

 

Trong khi những công nhân cần mẫn cuốn những điếu xì gà bằng tay, một người đọc sách sẽ đọc tin tức hoặc chia sẻ những câu chuyện thú vị qua loa phóng thanh. Đây là một hoạt động đáng trân trọng được công nhận là di sản văn hóa tại Cuba, đất nước xinh đẹp nằm ở phía bắc Vùng Caribean.

 

Với hương vị đặc trưng của vùng đất Caribbean, xì gà Cuba đã nổi tiếng trên khắp thế giới. Mỗi xưởng cuốn xì gà tại Cuba có từ vài chục tới cả trăm công nhân cần mẫn mỗi ngày. Trong khi các công nhân cuốn từng điếu xì gà bằng tay một cách cẩn thận và tỉ mỉ, một người đọc sách sẽ đọc những tin tức, câu chuyện thú vị qua loa phóng thanh cho họ nghe. Những người đọc sách đó còn được gọi là những “sứ giả thông tin” tại đây.

 

Santurnino Martinez có thể coi là người đi đầu phong trào đọc sách báo cho những thợ cuốn thuốc lá. Vào năm 1865, ông có tờ báo của riêng mình mang tên La Aurora. Trong những xưởng cuốn, những người thợ có thể tự nguyện đứng làm việc thay vì ngồi ở chỗ của họ để di chuyển đến trung tâm, nơi họ nghe những người đọc sách được rõ hơn. Để phát triển phong trào này, những người thợ có thể quyên góp một phần lương của mình để hoạt động được duy trì. Martiez và những cộng sự đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ những người thợ ở xưởng cuốn Partagas. Phong trào tiếp tục lan rộng những năm sau đó trong phần lớn của 500 xưởng cuốn ở Havana.

 

Những người đọc sách thường đọc tin tức trong ngày, những câu danh ngôn, những câu chuyện cười và nhiều nhất là những cuốn tiểu thuyết kinh điển. Sự mến mộ từ những người công nhân là niềm vui, động lực cho các “sứ giả thông tin” tiếp tục công việc của mình. Tiểu thuyết được coi là lựa chọn hàng đầu. Thời ấy, những người thợ đặc biệt thích nghe tác phẩm kinh điển “Những người khốn khổ”. Hoạt động đọc sách từng gặp khó khăn vào năm 1866. Tổng tư lệnh Cuba lúc bấy giờ, Francisco Lersundi yêu cầu cấm những người đọc sách và yêu cầu cảnh sát tuần tra ở các nhà máy để các hoạt động làm việc diễn ra trong im lặng. Mãi cho đến khi kết thúc Chiến tranh Mười năm vào năm 1878, việc đọc lại được tiếp tục.

 

Ảnh: HavanaJournal

 

Thông thường, những người đọc sách thường ngồi trên những bục cao hoặc thềm để có thể truyền giọng đọc của mình đi xa nhất và tốt nhất trong căn phòng mà không cần dùng đến “micro”. Họ thường bắt đầu công việc của mình mỗi buổi sớm bằng 45 phút đọc báo, điểm tin sáng. Sau đó, học có thể chuyển sang các nội dung khác mà mọi người ưa thích như thể thao, giao thông. Sau giờ nghỉ trưa, các công nhân đặc biệt thích được nghe tiểu thuyết. Thời bấy giờ, các tác phẩm của Victor Hugo được ưa chuộng hơn cả, kế tới có Jules Verne và Shakespeare.

 

Những người nghe có thể duy trì một phong thái làm việc nghiêm khắc đáng kinh ngạc khi làm việc. Không ai được phép làm gián đoạn những người đọc sách. Sau khi quá nhiều công nhân cố gắng trốn tránh thanh toán, các quy tắc đã được thực hiện với sự đồng ý của nhà tuyển dụng mà các công nhân có thể bị đình chỉ làm việc vì không đóng góp. Bên cạnh đó, những người đọc sách cũng không có bảo hiểm nghề nghiệp. Trong khi một người đọc sách tốt có thể kiếm được 10 đến 25 cent từ mỗi công nhân, một người không thể được mến mộ sẽ bị buộc thôi việc sau khi có đủ những chữ ký thu thập bởi các công nhân.

 

Trong khi những sự kiện và nội dung thể thao là chủ đề xuyên suốt thì tiểu thuyết lại có những mầu sắc đặc biệt trong quá trình đọc. Những người đọc sách có thể thêm bớt lời thoại sao cho sinh động khi họ làm việc. Những tác giả như Agatha Christie và Peter Benchley đã khẳng định sự nghiệp của mình trong việc đọc sách cho các công nhân cuốn xì gà thì những tác giả không tên tuổi khác cũng có cơ hội được người nghe biết đến tác phẩm của mình. Maria Caridad Gonzalez Martinez, một người đọc sách, đã viết tới 21 tiểu thuyết trong suốt sự nghiệp của mình. Thay vì những tác phẩm đó được xuất bản thành sách, cô chỉ đơn giản đọc chúng cho các thính giả của mình tại các xưởng xì gà. 

 

Khi số lượng nhân công nữ ngày một gia tăng, như cầu nghe tiểu thuyết lãng mạn cũng tăng lên. Một tác phẩm tiểu thuyết tốt có thể khiến những người công nhân bị cuốn hút và không ngừng nghỉ làm việc. Ngược lại, những tác phẩm tệ hại hơn thường ít có cơ hội được đọc lên lần thứ hai trong các xưởng xì gà.

 

Một buổi sáng thường ngày tại xưởng cuốn xì gà ở ngoại ô thủ đô La Habana, các công nhân cần mẫn làm việc, trong âm điệu trầm bổng cập nhật tin tức buổi sáng từ người đọc sách. Người đọc sách tại các xưởng cigar thường ngồi trên thềm cao, cầm một cái “micro” trên tay và đọc sách cho những người thợ nghe.

 

Với truyền thống được lưu giữ hơn 50 năm qua, hoạt động đọc sách cho thợ quấn xì gà nghe đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đáng trân trọng của Cuba.

Kha Anh

Nguồn tham khảo: Guardian UK, El Lector: A History of the Cigar Factory Reader (cuốn sách “El Lector: Lịch sử về những người đọc sách tại xưởng cuốn xì gà”)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)