Chữ viết dùng trong nhà trường
Hiện nay, chữ viết dùng trong các cơ sở giáo dục đào tạo là chữ quốc ngữ. Tuy vậy ngược trở lại thời gian, ta thấy người Việt đã sử dụng nhiều loại chữ khác nhau và mỗi loại chữ có ảnh hưởng nhất định đến này giáo dục Việt Nam tuy vào từng thời kỳ khác nhau.
Đầu tiên phải kể đến đó là chữ Việt cổ: Có nhiều tài liệu chứng minh rằng, người Việt cổ sử dụng nhiều loại chữ, các loại chữ lien tục phát triển, từ hình vẽ sơ khai đến tượng hình đơn giản, tượng hình phức tạp và cuối cùng là loại chữ Việt tượng thanh.
Bộ chữ này không có dấu, gồm 47 chữ cái thỏa mãn được được ba tiêu chuẩn kiểm tra ký tự cua một dân tộc, được các nhà khoa học quốc tế đề ra. Thứ nhất,bộ chữ ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc. Thứ hai, những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc được thể hiện qua các đặc điểm của các ký tự đó. Thứ ba, giải quyết được các “Nghi án” về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ.
Tuy nhiên, loại ký tự đó chỉ ghi âm được một phần nhỏ ngôn ngữ người Việt hiện đang sử dụng. Chữ Việt cổ không ghi được âm vực vì không có dấu “sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng”.
Tiếp đó phải kể đến đó là chữ Hán và chữ Hán - Việt: Chữ Hán là chữ của người Trung Hoa được cấu tạo theo sáu nguyên tắc gọi là lục thư: tượng hình, chỉ sự, hình thanh, hội ý, chuyển chú, giả tá nhưng có ba cách chính để tạo chữ chuyên về hình thức và thường dùng là tượng hình, hội ý và hình thanh. Các nguyên tắc còn lại chỉ sự, chuyển chú và giả tá không chính thức là cách tạo chữ mà chỉ thêm yêu tố về âm thanh.
Xét theo lịch sử, người Việt tiếp xúc và bị đô hộ bởi Trung Hoa trong một thời gian dài, quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra liên tục, cho nên chữ Hán đã từng là chữ viết chính thức được sử dụng trong nhà trường. Từ xa xưa, văn hóa Trung Hoa đã có sự ảnh hưởng sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Người Việt tiếp thu văn hóa Hán qua nhiều thế hệ bị đô hộ dưới các triều đại phong kiến Trung Hoa. Ngôn ngữ Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng một phần là nhờ bộ phận chữ Hán được Việt hóa phần âm, gọi là chữ Hán - Việt. Chữ Hán - Việt được tạo ra từ chữ Hán nhưng được phát âm riêng theo lối chữ Việt, hiểu theo nghĩa Hán hoặc nghĩa Việt.
Người Việt hoch chữ Hán vào thời nào thì viết và phát âm theo thời kỳ đó. Có ba thời kỳ thay đổi trong ngữ âm của Hán văn: đời nhà Trần, Hán gọi là âm thượng cổ, đời nhà Đường, Tống gội là âm trung cổ và đời Nguyên, Minh gọi là âm hiện đại. Âm Hán ảnh hưởng sâu sắc nhất đến ngôn ngữ Việt là ngữ âm đời Đường và vẫn duy trì tới nay.
Trải qua quá trình phát triển lien tục của các thời đại, vốn từ Việt mượn từ Hán văn chiếm khoảng một nử kho từ của ngôn ngữ Việt Nam. Chữ Hán - Việt được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày cho nên có nhiều chữ rất quen thuộc, chỉ đọc lên là nghe được, hiểu được.
Từ Hán - Việt được tạo nên từ các yếu tố Hán - Việt. Sauk hi phiên chữ Hán ra âm Việt, ta có một âm tiết đem âm tiết ghép vào ngôn ngữ Việt Nam là yết tố cấu tạo từ Hán Việt.
Tiếp theo là người sự sáng tạo của người Việt trong chữ Nôm: Về loại chữ này có nhiều giả thuyết khác nhau người thì cho rằng loại chữ này xuất hiện vào thời vua Hùng Vương, người cho rằng xuất hiện từ thời nhà Trần, người cho rằng xuất hiện vào thời Lý. Tuy nhiên gộp nhiều giả thuyết cho rằng chữ Nôm xuất hiện ở thế kỷ IX, X, XI.
Sự xuất hiện của chữ Nôm đã đánh dấu bước quan trọng trong tinh thần độc lập về văn tự của người Việt Nam. Thời xưa, dân tộc ta hoàn toàn sử dụng chữ Hán trong các nhu cầu xã hội như giáo dục (học hành, thi cử chữ Hán), tôn giáo, hành chính ch đến sáng tác văn chương đều dùng chữ Hán. Nhưng vì chữ Hán khó học và dễ quên cho nên chữ Nôm được sáng tạo để đáp ứng nhu cầu giao tiếp về mặt xã hội hay các khía cạnh khác trong đời sống. Chữ Nôm được hình thành từ chữ Hán, dựa trên chữ Hán mà tạo thành chữ âm Nôm, nghĩa Việt.
Chữ Nôm có một số phương pháp cấu tạo gần giống chữ Hán như giảào tá, hình thành, hội ý.
Phép hình thanh hay còn gọi là hài thanh dùng hai hay nhiều chữ Hán hay nửa của hai chữ Hán ghép vào nhau, nửa chữ này ghép với nửa chữ kia để tạo thành chữ Nôm. Vì loại chữ này tùy theo người viết sắp xếp nên nhiều chữ và kiểu khác nhau. Chữ viết này không thống nhất và không theo nguyên tắc nhất định. Tuy là dùng chữ Hán ghép lại thành chữ Nôm nhưng khi người Trung Hoa đọc thì họ cũng không hiểu nghĩa chữ Nôm.
Phép Hội ý là phương pháp ghép hai chữ Hán đều có nghĩa để chỉ vềý một âm Nôm nào đó. Ý nghĩa của chữ Nôm này thì tập trung của cả chữ Hán ghép lại.
Cuối cùng phải nói đến là chữ quốc ngữ: Chữ quốc ngữ được phổ biến sâu rộng vào khoảng thế kỷ XIX và XX nhưng cũng đã xuất hiện phôi thai khá lâu vào khoảng thế kỷ XVI khi giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Việt Nam và giao tiếp với người Việt rồi vì nhu cầu học hỏi ngôn ngữ Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người bản xứ mà bắt đầu ghi chép bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng La tinh. Trước tiên là giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Đa Minh rồi dòng Tên. Sang thế kỷ XVII, số văn tịch ghi lại dấu vết loại chữ này càng nhiều, kèm theo những biến đổi hoàn chỉnh với ký hiệu thanh giọng thêm chính xác. Tên tuổi những giáo sĩ đầu tiên góp công trong việc hoàn chỉnh loại chữ này gồm có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Franisco di Pina, giáo sĩ Đắc Lộ, Bá Đa Lộc…
Dù đã tồn tại ở Việt Nam nhiều năm nhưng chữ quốc ngữ được công nhận là văn tự chính thức cho đến khi người Pháp vào Việt Nam ký nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ thay thế cho Nho giáo trong các công văn. Năm 1879, Pháp cũng đòi các văn kiện chính thức phả dùng chữ quốc ngữ và đưa chữ quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu các thôn xã Nam kỳ phải dạy loại chữ này. Sau đó mở rộng ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chữ Nho và Nôm ngày càng mờ nhạt và nhiều thành phần theo Nho học thấy được giá trị của chữ quốc ngữ cổ động nhân dân tiếp nhận chữ quốc ngữ như là một cách nâng cao trình độ kiến thức, canh tân xã hội, thức tỉnh tinh thần yêu nước, huy động sức mạnh của người Việt trước quyền lực của thực dân Pháp. Trong đó có nhóm Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều tác phẩm biên khảo, phóng sự, bình luận của Nam phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và một loạt tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn…
Từ sau năm 1945 Nhà nước ta chính thức công nhận và sử dụng loại chữ này. Đến ngày nay chữ quốc ngữ và tiếng Việt được sử dụng ở tất cả các trường học trong cả nước. Với lớp trẻ hôm này chúng ta từng bước hoàn thiện hơn chữ quốc ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Lê Sơn