Giáo dục truyền thống yêu nước qua một số lễ hội di tích Thăng Long - Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội không chỉ có phường phố mà còn có nhiều làng xen lẫn với phường phố. Như mỗi làng trong toàn quốc, nhiều phường phố Thăng Long - Hà Nội đều thờ một vị thần làng. Thần làng có thể là một vị anh hùng đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc và quê hương. Cũng có thể thần làng là một người lao động, sáng tạo đã có công sáng lập làng xã, cải tạo sông ngòi và đồng ruộng, để mở rộng sản xuất hoặc là ông Tổ một nghề như nghề mộc, nghề gốm, nghề may, nghề dệt, nghề giày da, vv. Tóm lại thần làng là một người tài đức, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng.
Chúng ta phải luôn trau dồi cho con cháu tinh thần quý trọng danh nhân trong gia đình và dòng họ. Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ để biểu lộ lòng biết ơn đối với các thế hệ lớp trước mà còn có ý nghĩa rất lớn về giáo dục, là làm cho mọi người biết tự hào về ông cha mình và học tập những thái độ, hành vi tốt đẹp của ông cha. Mọi người đều cố gắng tu dưỡng đạo đức, làm điều thiện, tránh điều ác để không thẹn trước thanh danh của tổ tiên và gia đình.
Hàng năm làng tổ chức lễ hội để mọi người mang lễ vật như gà, lợn, các thứ bánh và hoa quả đến thắp hương tưởng nhớ công ơn của danh nhân. Cùng với những nghi lễ nhằm tưởng niệm danh nhân là những cuộc vui của hội làng. Trong lễ hội có những hình thức như giới thiệu thần phả, trình bày tiểu sử và công lao của thần làng. Lại có những lễ hội tổ chức diễn lại những nét đặc sắc nhất trong cuộc đời của danh nhân như những trận đánh nhau với quân thù. Cũng có thể bằng ca múa hay tiểu phẩm kịch, dân làng diễn lại những động tác lao động trong ngành nghề mà danh nhân đã có công giúp đỡ và dạy dỗ dân làng như: động tác cấy lúa, quạt thóc, dệt vải, thi nấu cơm, thi chèo thuyền, thi vật, thi đấu, võ vv. Tóm lại lễ hay hội đều gắn liền với sự tôn vinh và tưởng nhớ danh nhân, anh hùng của đất nước.
Tiểu biểu phải kể đến hay hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43 ) là một cuộc “Tổng khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi” đầu tiên của nhân dân ta cách đây gần 20 thế kỷ, đã lật nhào hoàn toàn ách thống trị kéo dài 219 năm của phong kiến phương Bắc trên đất đai Văn Lang - Âu Lạc xưa. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng làm rạng rỡ non sông Việt Nam, dân ta Việt Nam, làm vẻ vang phụ nữ Việt Nam, đem lại vinh dự tự hào cho Mê Linh xã - Vĩnh Phúc ngày nay, vùng đất anh hùng đã sinh ra người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc và một thời tuy không dài là đất đế đô. Đó là Kinh đô Mê Linh thời Trưng Nữ Vương " . Để tưởng nhớ công đức của Hai Bà, nhân dấn Vĩnh Phúc đã lập đền thờ tại thôn Hạ Lôi , xã Mê linh, Huyện Mê Linh, hàng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh vào ngày mùng Sáu tháng Giêng. Đền thờ Hai Bà toạ trên một khu đất cao thoáng đãng. Theo thuyết phong thuỷ: Đền toạ lạc trên thế đất "Trán con voi trắng" trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ), đến tận bây giờ vẫn còn vết tích của những nơi như ao Mắt Voi, vòi voi và hồ Ao bàng; phía trước là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia chạy vòng phía trước Đền. Sau đền là khu vực thành cổ gồm 2 lớp: trong là thành, ngoài là quách, dân gian gọi là Thành Ống.
Lễ hội Đống Đa địa điểm du lịch Hà Nội vào dịp đầu năm. Lễ hội Đống Đa (thuộc quận Đống Đa - Hà Nội) hằng năm diễn ra vào ngày 5 tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch).
Đây là nơi lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. Một địa điểm du lịch Hà Nội giúp mọi người nhớ về những anh hùng dân tộc….
Đây đều là những vị anh hùng dân tộc và là động lực lớn để con cháu chúng ta sau này tiếp bước cha ông tiến hành thắng lợi các cuộc xâm lược chống giắc ngoại Xâm như ba lần chiến chiến thắng Nguyên Mông trong đó phải kể đến Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đăng lịch sử, hay Lê Lợi với cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, sau này với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Điện Biên Phủ trên không… Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.
Trong lịch sử, một nguyên nhân lớn đưa đến thành công của các cuộc kháng chiến chống xâm lược là lòng yêu nước của nhân dân. Lòng yêu nước thời nào cũng có và điều này khiến cho Việt Nam dù là một nước nhỏ nhưng vẫn tồn tại hiên ngang hàng ngàn năm bên cạnh những nước lớn, giàu có và đầy dã tâm. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đấy tranh dựng nước và giữ nước đầy gian khổ nhưng rất vinh quang. Truyền thống đó ngày càng được các thế hệ sau này nhất là thế hệ trẻ kế thừa và phát huy và thực hiện tốt lời Bác Hồ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu phải cùng nhau giữ lấy nước." Chúng ta đã có một nền tảng vững chắc được ông ta để lại vậy với thế hệ trẻ hôm nay phải tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước bằng những việc làm tốt để đất nước ta vẫn tiếp tục bước những bước dài trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đưa nước ta ngày càng phát triển to đẹp hơn. Để cho bạn bè năm châu thấy được đất nước ta không chỉ giàu truyền thống văn hóa và yêu nước mà chúng ta còn là một nước có nhưng con người trí tuệ tài ba làm khoa học giỏi, làm kinh tế mạnh.
Phương Thảo