Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 30/12/2014 01:26
Nét đẹp truyền thống, hiện đại - Lễ hội Hà Thành

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Là một hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp, lễ hội được cấu thành bởi hai yếu tố lễ và hội, tương ứng với các mặt: tinh thần, tôn giáo - tín ngưỡng, linh thiêng là yếu tố lễ; vật chất, văn hóa - nghệ thuật, đời thường là yếu tố hội, cả hai yếu tố gắn bó, hòa quyện với nhau, hướng con người tới “cái thiêng” và gắn bó con người lại với nhau, có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ.

 
Trong không khí cả nước tưng bừng chào đón thủ đô Hà Nội một nghìn năm tuổi, rất nhiều công trình văn hóa đang được tiến hành để kỷ niệm ngày lễ trọng đại này trong đó có công trình “Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội”, đây là một trong những đề tài thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Với 398 trang cuốn sách “Tìm hiểu lễ hội Hà Nội” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn khách quan về lễ hội tại thủ đô Hà Nội nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của cả nước và khẳng định lễ hội ở trốn kinh đô ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội rất phong phú, có thể nói là đa dạng nhất trong cả nước.

Trong xu thế phát triển hiện nay Hà Nội vốn là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước vì thế Hà Nội có sự giao lưu rất sớm với các nước trên khắp thế giới, nó thể hiện qua việc du nhập các lễ hội của thế giới vào đây.

Cuốn sách gồm 4 chương và phần phụ lục.

Chương I: Môi trường địa lý, xã hội của Hà Nội

Trong chương này độc giả sẽ có thêm kiến thức về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của Hà Nội - nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của đất nước qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc biệt tác giả đã phân tích, giới thiệu sâu hơn cho người đọc về các khái niệm như lễ hội, hội lễ, đi hội, chơi hội, lễ hội dân gian, hội làng….

Chương II: Những lễ hội cung đình qua các tư liệu lịch sử

Chương này, bằng những cứ liệu trong các bộ sử chính thống, nhóm tác giả đã thống kê những nghi lễ và lễ hội cung đình từ khi nhà Lý lên ngôi cho đến khi Thăng Long không còn là kinh đô nữa. Có thể nói, hầu hết các lễ hội cung đình đều liên quan đến nhà vua hay đúng hơn đó là những nghi lễ, hội hè do vua đứng ra thực hiện hoặc để phục vụ cho nhà vua như các lễ cầu đảo, khánh thành chùa chiền, cung điện… do đó người đọc sẽ hiểu thêm về đời sống của nhân dân dưới triều đại cai trị của các ông vua và sự hưng thịnh của vương triều đó.

Chương III: Lễ hội dân gian trong đời sống xã hội hiện đại

Trong chương này, giới thiệu lễ hội dân gian ở Hà Nội, có thể thấy với 535 lễ hội Hà Nội là nơi chứa đựng tầng sâu văn hoá truyền thống, trong khuôn khổ cuốn sách không thể nào giới thiệu hết được do đó nhóm tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên những lễ hội đại diện bốn trấn: Đông - Đoài - Bắc - Nam kề sát nội thành nhưng vẫn đảm bảo được tính khách quan, tính đặc trưng của từng lễ hội. Nó minh chứng cho sự phong phú, đa dạng về hình thức tín ngưỡng, về cuộc sống tâm linh của những con người Việt.

Chương IV: Một số lễ hội du nhập từ nước ngoài và những lễ hội mới được tổ chức tại Hà Nội

Hà Nội - nơi tổng hoà các yếu tố văn hoá giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”. Là một vùng văn hóa riêng, nhưng đồng thời lại là một trung tâm văn hóa của cả nước, do vậy, các lễ hội du nhập và được tổ chức luôn có sự tiếp biến, thay đổi để phù hợp với những nét truyền thống riêng của nền văn hoá Hà Nội, nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập và giao lưu văn hoá hiện nay đã tiếp thu những nét đẹp của nền văn hóa khác để văn hoá Hà Nội đa đạng, phong phú hơn. Tất cả những điều đó đã tạo nên những đặc trưng, những nét đẹp truyền thống riêng có của vùng văn hóa “phồn hoa thứ nhất Long Thành”.

Nếu độc giả muốn tìm hiểu về các lễ hội thì không thể bỏ qua cuốn sách này, bởi với những nội dung cơ bản, rõ nét cùng những phân tích sâu sắc của tác giả thì đây là một cuốn sách tham khảo hữu ích, phục vụ nghiên cứu về các lễ hội truyền thống và hiện đại ở nước ta. Khi đọc cuốn sách này, độc giả sẽ có một cái nhìn khách quan nhất về văn hóa lễ hội ở nước ta nói chung và các lễ hội ở Hà Nội nói riêng.

Qua cuốn sách độc giả được khám phá, tìm hiểu tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ với những di sản văn hoá phi vật thể có trữ lượng khá lớn. Đó là hệ thống các lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử truyền thống, vẻ đẹp của nền văn hóa bản địa. Và bạn đọc sẽ hiểu sâu hơn ý nghĩa của các lễ hội và trong lễ hội mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt, nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau, là thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi người được tổ chức chặt chẽ và có quy mô, có trình độ cao hơn so với những ngày thường, là thời điểm hội tụ các khả năng sáng tạo các thể loại văn nghệ, đưa lại niềm phấn khởi hào hứng cho mọi người.

Ngoài ra trong cuốn sách này còn giới thiệu cho bạn đọc biết thêm về một số lễ hội du nhập và được tổ chức ở Hà Nội, để từ đó độc giả cảm nhận, xem xét và đánh giá sự giống nhau, khác nhau giữa các lễ hội.sKhông dừng lại đó cuốn sách còn cho ta thêm những kiến thức về một Thăng Long - Hà Nội trong gần nghìn năm luôn biết tiếp nhận tất cả những gì tinh tuý nhất của mọi vùng miền đất nước và xa hơn, của bạn bè quốc tế, để với bản lĩnh của Hà Nội ngàn năm văn hiến, đã nhân lên những điều hay, xoá đi cái dở, để thấy được một Thăng Long - Hà Nội với nền văn hoá bản sắc riêng đầy quyến rũ - văn hoá Hà Nội - văn hóa Thủ đô - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của cả nước.

Có thể khẳng định rằng với những nội dung, bài viết chi tiết, khách quan về các lễ Hội truyền thống cũng như các lễ Hội du nhập, qua cuốn sách người đọc có thể nhận ra sự dày công nghiên cứu, sưu tầm và tâm huyết của tác giả thể hiện ở những kiến thức sâu, rộng từ những trang sách đầy giá trị được tập hợp lại, biên soạn thành cuốn sách mang tên “Tìm hiểu lễ hội Hà Nội”.

Khi đọc cuốn sách này độc giả sẽ thấy được chiều sâu của tinh thần lễ hội truyền thống với hy vọng bảo lưu cội nguồn, gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén cho mọi thời đại của mỗi dân tộc. Hơn nữa, qua cuốn sách độc giả sẽ tự cảm nhận và bằng những hành động thiết thực của mình để lễ hội truyền thống được bảo tồn để góp phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của xã hội và góp phần“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
 
 
 
Kim Ngân
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)