Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 22/06/2015 09:32
Ba không gian tâm linh trong hệ thống tôn giáo tín ngưỡng ở Thăng Long - Hà Nội

Hệ thống tôn giáo tín ngưỡng của cả nước nói chung hay của Thăng Long – Hà Nội nói riêng cũng đều thể hiện trên cả ba không gian tâm linh: tế tự tại gia đình, tế tự tại làng xóm, cộng đồng và tế tự cấp quốc gia. Dưới đây là những phân tích sơ lược về ba không gian tâm linh của vùng đất Thăng Long – Hà Nội, nơi lắng hồn núi sông nghìn năm tích tụ với một hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng bản địa phong phú và có cội rễ lâu bền đủ sức thu hút cộng đồng cư dân qua mọi triều đại.

 
Tế tự tại gia đình: Hệ thống tế tự tại gia đình của cư dân Hà Nội khá hoàn chỉnh về tâm linh, tinh thần vả cả về đời sống xã hội. Do đó, dân gian có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Có thể thấy, tế tự tại gia đình ở Hà Nội trước hết và quan trọng nhất là hai hình thức: thờ cúng tổ tiên và thờ cúng thổ công. Đối với thờ cúng thổ công, thì từ rất lâu trong mô tả của các thương nhân, giáo sĩ nước ngoài đến buôn bán và truyền giáo ở Thăng Long cũng đã có ghi chép hiện tượng này. Cư dân Thăng Long phổ biến đều có bàn thờ thổ công trong nhà, thường thì đặt dưới bàn thờ tổ tiên (gian giữa) hoặc đơn giản hơn là đặt ngay ở góc nhà. Ban thờ, bài vị thờ cúng thổ công ở Hà Nội có khác với nhiều địa phương, đặc biệt là khá khác biệt so với cư dân Nam Bộ. Bài vị thổ cong thường có ba vị thần là thổ công trông coi việc bếp núc, thổ địa trông coi việc trong nhà của gia chủ và thổ kỳ trông coi việc chợ búa của phụ nữ hoặc việc sinh sản.
 
Về thờ cúng Tổ tiên, đối với cư dân Thăng Long – Hà Nội, là một góc tín ngưỡng vô cùng quan trọng. Mọi gia đình ở Thăng Long – Hà Nội đều chăm chút việc mua sắm cho gia đình mình một bàn thờ tổ tiên, nhất là những gia đình có tiền và có gia phong, là một thứ “của gia bảo” không thể thiếu và nó luôn được lưu truyền qua người trưởng tộc. Bàn thờ cũng thường là điểm nhấn trung tâm của gian phòng lớn và trang trọng nhất của ngôi nhà. Đấy cũng là địa điểm thiêng mà cha mẹ, ông bà trong những ngày giỗ tết căn dặn con cháu những điều thiêng liêng nhất trong mỗi năm và cũng là không gian ấm cúng có sức cố kết cộng đồng quan trọng nhất của một gia đình, tộc họ. Ngoài ra việc thờ cúng tại gia đình của cư dân Thăng Long – Hà Nội cũng có đầy đủ những hình thức thờ phụng không thể thiếu khác như tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch). Bên cạnh đó hình thức khác như thờ thần tài cũng rất phổ biến ở Thăng Long – Hà Nội, một hình thức thờ cúng quanh năm và nếu là dịp tết thì kết hợp với tục lễ cúng Táo quân như đã nói ở trên.
 
Thăng Long vốn là đất tụ cư, nơi tập trung nhất của “văn minh sông Hồng”, văn minh Đại Việt. Nơi đây tập trung rất nhiều phường thợ nổi tiếng ở xứ Đàng Ngoài, do đó nơi đây tập trung nhiều tổ nghề trong đó có những vị không chỉ là ông tổ nghề của Hà Nội mà nhiều khi còn là ông tổ nghề của cả một khu vực và cả nước. Những vị thần tổ nghề được thờ ở Thăng Long phần lớn là những nhân vật tổ sư các nghề có công dạy cho người dân sở tại hoặc cư dân ở nhiều địa phương đến học nghề kiếm sống ở kinh kỳ. Trong ba mươi sáu phố phường đều có đền thờ tổ sư các nghề, nổi tiếng nhất như nghề rèn, nghề in, nghề làm sơn mài, nghề mộc, trạm trổ. Ngoài ra còn có các nghề như nghề da, nghề gò đồng, nghề kim hoàn… cũng rất nổi tiếng với nhiều vị tổ nghề tài ba đức độ.
 
Tế tự tại làng xóm, nơi công cộng: Việc tế tự tại làng xóm là rất quan trọng, bởi nó là một trong ba thực tại của xã hội cổ truyền Việt Nam (làng - nước – gia đình). Làng xóm trong cấu trúc tam giác ấy có vị trí quan trọng ở chỗ, nó là một thành tố xã hội đôi khi là quan trọng nhất với người dân. Dân gian có câu “phép vua thua lệ làng” không chỉ phản ánh thói quen của đời sống luật pháp xưa kia, trong đó nêu cao vai trò của làng, lệ làng như một thứ “quyền lực nhà nước thu hẹp”, thu hẹp nhưng lại hiện hữu đích thực với đời sống con người. Ở Thăng Long – Hà Nội, vị thế của làng xã cũng cần có những nhận thức đầy đủ hơn so với làng xã thông thường, nghĩa là những đơn vị hành chính, những không gian xã hội chủ yếu với xã hội truyền thống nông thôn, nông nghiệp. Làng xã của Thăng Long – Hà Nội sôi động hơn về mặt kinh tế và xã hội bởi lẽ nó luôn là một bộ phận của cơ thể thống nhất đang từng bước thành những đô thị ít nhiều có tính công nghiệp.
 
Tế tự cấp quốc gia: Khi Thăng Long trở thành kinh đô của nhà lý, các hình thức tế tự quốc gia theo đó cũng được chuẩn hoá dần. Trước hết là nghi thức thờ Khổng Tử ở Văn Miếu. Năm 1070, sáu mươi năm sau ngày lập triêu đại, Văn Miếu được lập ra ở kinh đô Thăng Long vào mùa thu tháng 8, “đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đên đầy học”. Đây là triều Lý Thánh Tông, ông vua thứ ba triều Lý.
 
Riêng lễ tế đàn Nam Giao (hoặc tế Giao) Hà Nội cũng có những nét đặc biệt riêng. Vai trò của Xã tắc đàn, Văn Miếu ở Hà Nội dù sao cũng có vị trí rất đặc biệt. Cùng với những biến thiên của lịch sử, những thăng trầm buồn vui của lịch sử cũng in đậm dấu ở nơi đây. Những trí thức Tây học tiến bộ như Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Duy Khiêm… lúc đó đã có những nhận thức rất đúng đắn về vai trò của Văn Miếu và các nghi lễ quốc gia (tế Giao) và họ đã có những ý kiến độc đáo về việc sửa sang tu bổ Văn Miếu, thu thập sách vở Nho, Nôm, Quốc ngữ liên quan đến việc bảo tồn và phát huy Quốc học, đặc biệt biến Văn Miếu thành một “giảng đài cho các vị cựu học và tân học có uy tín đến giảng về các bậc tiên hiền…”.
 
 
Trần Quang Hưng
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)