Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 01/09/2015 04:26
Cần tăng cường vai trò "nhà nước quản lý" trong phát triển kinh tế Thủ đô

Thủ đô Hà Nội "là trái tim" của cả nước, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, được quan tâm đặc biệt với nhiều chính sách phát triển riêng và đặc thù. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của Hà Nội chưa cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu. Một trong những nguyên nhân chính là do sự huy động và sử dụng các nguồn lực (vốn đầu tư, nhân lực, đất đai...) của Thành phố chưa thật hiệu quả. Bởi vậy, định hướng trong những năm tới, Hà Nội cần quan tâm đến quá trình giảm sát quản lý đầu tư công, hay chính là tăng cường vai trò ”nhà nước quản lý” trong phát triển kinh tế Thủ đô.

 
Hà Nội hiện là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghệ cao và dịch vụ hiện đại. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể, GDP/người của Hà Nội đã liên tục tăng thứ hạng xếp loại trên cả nước. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011, Hà Nội chỉ được xếp vào nhóm Khá, trong khi Đà Nẵng ở nhóm Rất Tốt còn TP. Hồ Chí Minh được xếp ở nhóm Tốt. Nguyên nhân của hạn chế này có thể kể đến là do chất lượng của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp so với yêu cầu phát triển, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các chính sách và chính quyền chưa cao... Song quy cho cùng là do huy động và sử dụng các nguồn lực (vốn đầu tư, nhân lực, đất đai...) của Hà Nội chưa hiệu quả. Vì vậy, để có câu trả lời thỏa đáng cần có những nghiên cứu kỹ và cụ thể cho từng vấn đề. Trong đó, đánh giá và phân tích kỹ về việc huy động, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, nhất là nguồn vốn nhà nước đã có đóng góp gì cho tăng trưởng cao, bền vững của Hà Nội là rất cần thiết.
 
Trước hết, để nghiên cứu sâu về các vấn đề nêu trên, chúng ta cần thống nhất quan niệm về đầu tư công. Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn vay trong và ngoài nước của Chính phủ, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý. Do đó, tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng không thể tách rời quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhận thức rõ, nguồn gốc sâu xa của đầu tư công chính là hoạt động đầu tư nhằm thể hiện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Quy mô và lĩnh vực đầu tư công hợp lý thể hiện ở kết quả cuối cùng là Nhà nước hoàn thành đúng và tốt nhất vai trò của mình trong nền kinh tế. Do vậy, việc xác định chính xác vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế có ý nghĩa nền tảng để tiến hành bất cứ hoạt động tái cấu trúc đầu tư công nào.
 
Để thực hiện thành công quá trình tái cấu trúc đầu tư công, một trong những định hướng quan trọng đó là cần thay đổi quan điểm và nâng cao nhận thức về vai trò của nhà nước trong kiểm soát và phát triển nền kinh tế. Với trình độ phát triển kinh tế của Hà Nội hiện nay, chính quyền Thành phố cần thực hiện tốt vai trò “nhà nước quản lý”, giảm vai trò “nhà nước kinh doanh”, đồng thời tăng cường vai trò “nhà nước phúc lợi”. Theo đó, thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và tăng tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phát triển con người và quản lý công. Trong đầu tư công cho mỗi ngành lĩnh vực, đảm bảo sự hài hòa giữa đầu tư cho cả kết cấu hạ tầng cứng và hạ tầng mềm để tối đa hóa hiệu quả đầu tư.
 
Tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế là một giải pháp quan trọng đảm bảo thành công quá trình tái cấu trúc đầu tư công theo hướng phục vụ tăng trưởng cao, bền vững của Thành phố. Chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng có ý nghĩa quyết định là (1) Đảm bảo gắn chặt trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đã được giao nhiệm vụ với kết quả và hiệu quả của đầu tư công; và (2) Đảm bảo công khai – minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mọi hoạt động đầu tư công cũng như sự tham gia của nhân dân, các tổ chức độc lập trong đánh giá hiệu quả đầu tư công.
 
Mục tiêu tổng quát của tái cấu trúc đầu tư công của Hà Nội thời kỳ 2011-2020 là nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư công mới hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo an ninh tài chính, tạo ra đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, hiện đại nhằm thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, đạt mục tiêu cao nhất là cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Điều kiện tiên quyết thực hiện thành công quá trình tăng cường vai trò “Nhà nước quản lý” trong tái cấu trúc đầu tư công nền kinh tế, suy cho cùng vẫn là nhân tố con người. Khác với những quá trình đổi mới khác, tái cấu trúc đầu tư công không thể thành công nếu chỉ triển khai từ dưới lên. Thành công của tái cấu trúc đầu tư công đòi hỏi phải có cam kết chính trị mạnh mẽ, thể hiện ở các cam kết công khai của lãnh đạo thành phố, hội đồng nhân dân và sự tham gia của phương tiện truyền thông. Đồng thời, bên cạnh việc xác định trách nhiệm cá nhân, cần phải có cơ chế trao quyền tương ứng, mà trong đó quyền quan trọng hàng đầu là quyền sử dụng nhân lực theo hiệu quả công việc. Nếu không đảm bảo được hai nhân tố này, quá trình tái cấu trúc đầu tư công khó có thể thành công như mong muốn.
 
 
Thu Phan
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)