Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 30/10/2015 04:18
Cơ hội và thách thức của việc tham gia cộng đồng kinh tế Asean đối với giảm nghèo và an sinh xã hội ở Hà Nội

Giảm nghèo và an sinh xã hội là các hoạt động cùng hướng đến mục tiêu phát triển con người. Giảm nghèo và an sinh xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với giải quyết việc làm cho người lao động. Việc tham gia cộng đồng kinh tế Asean là điều kiện để có thêm việc làm cho người lao động góp phần giải quyết vấn đề giảm nghèo và an sinh xã hội.

 
Tự do hóa thương mại và đầu tư trong khuôn khổ hội nhập cộng đồng kinh tế Asean sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế và việc làm của các nước trong khối, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ. Điều này sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu trên cơ sở tăng năng suất và kỹ năng của người lao động. Hội nhập sẽ tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu lao động, theo dự báo từ 2010 đến 2025, nhu cầu đối với lao động có trình độ kỹ năng ở mức trung bình sẽ tăng mạnh nhất (27,9%), tiếp theo là lao động có trình độ kỹ năng thấp (22,6%). Các chính sách thương mại trong khuôn khổ hội nhập cộng đồng kinh tế Asean sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong 2 nhóm kỹ năng trên lên gấp đôi trong giai đoạn từ 2010 đến 2025. Trong khi đó tăng trưởng về việc làm trong nhóm nghề đòi hỏi trình độ kỹ năng cao thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 13,2%.
 
Mặc dù Hà Nội đã đạt được những thành tựu ngoạn mục về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, nhưng hiện tại gần một nửa lao động Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, với năng suất và thu nhập thấp. Một tỷ lệ cao lao động hiện đang làm các công việc dễ bị tổn thương. Tham gia cộng đồng kinh tế Asean là điều kiện tốt để giải quyết hàng loạt vấn đề về sự mất cân đối trong thị trường lao động hiện nay. Giải quyết việc làm cho người lao động chính là yếu tố tiên quyết để giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
 
Hà Nội mặc dù được đánh giá là địa phương có nguồn nhân lực cao nhất nước, thể hiện qua số người đang làm việc đã qua đào tạo; tuy nhiên so với nhiều nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan… thì chất lượng nguồn nhân lực của Hà Nội là thấp, khả năng cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm không cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng hàng đầu của Hà Nội nhằm mục tiêu giảm nghèo cũng như bảo đảm an sinh xã hội.
 
Hà Nội là địa phương có khả năng cạnh tranh cấp tỉnh thuộc hạng trung bình của cả nước. Khả năng cạnh tranh thấp của Hà Nội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tạo việc làm. Về lý thuyết, khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean, Hà Nội có thể đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các nước trong khu vực. Tuy nhiên, lao động Việt Nam cũng như Hà Nội có chất lượng thấp, kỹ năng tay nghề, kỷ luật lao động, kỹ năng sống… còn nhiều hạn chế. Do vậy khả năng xuất khẩu lao động là khó lại cộng thêm lao động có tay nghề cao của các nước trong khối cũng có thể tràn vào Việt Nam và gây nhiều hệ lụy về xã hội.
 
Cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố là việc hoàn thiện thể chế chính sách về thị trường lao động. Hiện tại hệ thống cơ chế chính sách này của Hà Nội đã ban hành nhưng chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và khó so sánh quốc tế. Do vậy, chưa đánh giá được hiện trạng của cung - cầu lao động, các “nút thắt” về nhu cầu nguồn nhân lực trong nước. Ngoài ra còn thiếu mô hình dự báo thị trường lao động tin cậy và nhất quán, thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác thống kê, phân tích.
 
Chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội của Hà Nội còn thiếu, chưa minh bạch và công khai. Công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức. Triển khai chưa đồng bộ, kịp thời. Trong thời gian tới, Hà Nội phải tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội hướng tới toàn dân. Chú trọng đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. Ưu tiên hỗ trợ các đối tượng yếu thế thông qua các chính sách hỗ trợ gián tiếp để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
 

Trần Duy tổng hợp

Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)