Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 18/01/2016 03:50
Bí thư thành uỷ Hà Nội Lương Khánh Thiện (tháng 3/1937 - cuối năm 1938)

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Lương Khánh Thiện đã có nhiều đóng góp khôi phục phong trào cách mạng Hà Nội trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng cả nước trên mặt trận đấu tranh đòi tự do, dân chủ, mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng.

 
Năm 1923, đồng chí Lương Khánh Thiện rời quê hương Hà Nam đi học nghề tại trường kỹ nghệ thực hành Hải Phòng. Tại đây đồng chí làm quen với bạn nghèo, nhất là những người cùng cảnh ngộ, trong đó có đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt). Các đồng chí thường bí mật tìm đọc sách báo cách mạng như báo Người cùng khổ, thơ văn yêu nước của Phan Bội Chau, Phan Chu Trinh… Đến năm 1925, đồng chí bắt đầu tham gia phong trào yêu nước đấu tranh đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu nên bị tên đốc học đuổi khỏi trường.
 
Trở lại quê hương, tháng 12/1926 đồng chí Lương Khánh Thiện xin vào làm thợ nguội nhà máy Dệt Nam Định. Ở đó đồng chí vẫn tiếp tục tham gia các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột nên lại bị bọn chủ đuổi khỏi nhà máy.
 
Năm 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Định ra đời, đồng chí là một trong những hội viên đầu tiên tham gia tổ chức này.
 
Đầu năm 1928, đồng chí Lương Khánh Thiện trở lại Hải Phòng để tìm việc làm, khi đó nhiều người thất nghiệp từ các nơi cũng dồn về thành phố này. Có nghề cơ khí, đồng chí đi nhiều nhà máy, xí nghiệp nhưng không nơi nào nhận. Cuối cùng đồng chí phải bán đi một bộ quần áo lấy tiền “sửa lễ” mới được chúng nhận vào làm ở nhà máy Tơ. Có việc làm đồng chí liền nghĩ ngay đến việc tìm bắt mối với tổ chức để tiếp tục hoạt động.
 
Sau khi chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên thành lập ở nhà số 5 D Hàm Long – Hà Nội, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Hải Phòng cũng được thành lập trong đó có đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí Đoài… Được đồng chí Đoài giới thiệu, đồng chí Lương Khánh Thiện gia nhập tổ chức cộng sản.
 
Tháng 4/1929 đồng chí được chi bộ phân công phụ trách phong trào công nhân nhà máy Chai. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Chai liên tiếp nổ ra. Bọn chủ điên cuồng khủng bố. Chúng chỉ cho mật thám bắt đi một số anh chị em, trong đó có đồng chí Lương Khánh Thiện. Do có sự phản bội, bọn Pháp đã biết đồng chí Thiện là người tổ chức, lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy Chai năm 1929, chúng xử lại và kết án đồng chí Thiện tù chung thân, phát lưu Côn Đảo…
 
Cuối tháng 11/1936 cùng với một số tù chính trị đồng chí Lương Khánh Thiện được trả tự do. Ra tù, đồng chí về Hà Nội tiếp tục hoạt động. Qua kinh nghiệm công tác, đồng chí đã liên hệ với đồng chí Nguyễn Văn Minh, một đảng viên cộng sản tốt nghiệp trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô được Trung ương cử về Hà Nội xây dựng cơ sở cách mạng, sau đó đồng chí đã bắt mối với một số thanh niên yêu nước cách mạng hoạt động hăng hái ở Hà Nội để lập Đoàn thanh niên cộng sản. Đầu năm 1931, Đoàn thanh niên Cộng sản ra đời tại Hà Nội. Để chỉ đạo phong trào thanh niên đúng hướng như Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1937, đồng chí lương Khánh Thiện đã đổi tên Đoàn thanh niên cộng sản thành Đoàn thanh niên dân chủ. Nhờ vậy mà lúc đầu chi bộ thanh niên cộng sản chỉ có ít người dần dần đã thu hút được đông đảo thanh niên tham gia, với các hoạt động phong phú như: báo chí, truyền bá quốc ngữ…
 
Tháng 3/1937 Xứ uỷ Bắc kỳ thành lập, đồng chí Lương Khánh Thiện tham gia Xứ uỷ và được phân công thường trực, giải quyết công việc hàng ngày của Xứ uỷ. Cũng tháng 3/1937, Thành uỷ Hà Nội được tái lập do đồng chí Lương Khánh Thiện, Thường vụ Xứ uỷ trực tiếp làm Bí thư, kiêm Trưởng ban công vận. Với kinh nghiệm phong phú trong công tác vận động công nhân và quần chúng, đồng chí Lương Khánh Thiện đã phát huy năng lực sẵn có của mình. Để thống nhất phong trào đấu tranh của công nhân thợ thủ công, Ban Công vận đã lập ra một tổ chức công khai lấy tên là Uỷ ban Xướng xuất nghiệp đoàn gồm có đại biểu công nhân và ngành nghề nhằm tiến tới việc lập Hội ái hữu.
 
Chủ trương lập Hội ái hữu là một sáng tạo của Đảng (chính quyền thực dân Pháp ở thuộc địa thường cho lập nghiệp đoàn). Được chỉ thị của Trung ương soi sáng, khoảng giữa năm 1937 Thành uỷ Hà Nội đã lãnh đạo xây dựng được 24 Hội ái Hữu. Số lượng hội viên ngày càng đông, các Hội ái hữu đều có trụ sở công khai ở Hà Nội, thống nhất cử đại biều vào Uỷ ban xướng xuất nghiệp đoàn. Với danh nghĩa đoàn đại biểu lao động Hà Nội, Uỷ ban này đã nhiều lần trực diện đấu tranh với bọn đốc lý, thống nhất đòi quyền tự do lập hội, đòi công nhân phải có đại biểu tham gia Uỷ ban xét về lao động.
 
Dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ và Thành uỷ Hà Nội đứng đầu là đồng chí Lương Khánh Thiện, phong trào đấu tranh của công nhân được đẩy mạnh, xúc tiến lập nghiệp đoàn ở những nơi có điều kiện. Xứ uỷ và Thành uỷ Hà Nội còn lãnh đạo kết hợp chặt chẽ phong trào công nhân, nông dân ở các tỉnh đồng bằng với phong trào các tỉnh miền núi: Cao Bằng, Lạng Sơn…
 
Nhận rõ báo chì là vũ khí đấu tranh sắc bén, đồng chí Lương Khánh Thiện đã chỉ đạo chặt chẽ nội dung các tờ báo của ta xuất bản ở Hà Nội như: Lơtravay, Hà thành thời báo, Bạn dân, Thời thế. Đồng chí đã tích cực hoạt động, cử phóng viên các báo đến viết bài góp thêm tiếng nói hỗ trợ các phong trào đấu tranh thắng lợi. Chấp hành chỉ thị, chi bộ hoả xã Gia Lâm đã nỗ lực hoạt động trong quần chúng công nhân, khêu gợi lòng căm thù địch, xót thương người cùng giai cấp. Từ đó Hoả xa Gia Lâm trở thành một cơ sở có phong tào công nhân mạnh.
 
Từ năm 1938, cuộc vận động thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương của Đảng bước vào giai đoạn gay go. Chiến tranh thế giới đang có nguy cơ bùng nổ. Trước những khó khăn lớn, Đảng phải đối phó với mọi tình thế, củng cố những cơ sở Đảng đã có, lập thêm cơ sở mới, đồng chí Lương Khánh Thiện bàn với một số đồng chí lãnh đạo quyết định mở hiệu giặt là mang tên “Mai Hải” đặt tại ngôi nhà đầu ngõ Hàng Khoai - Hà Nội để vừa có việc làm cho một số người, vừa có tiền gây quỹ cho Đảng.
 
Được sự ủng hộ nhiệt tình của công nhân nhiều xí nghiệp khác, như nhà máy Khuy, nhà máy Gạch, trường bay Gia Lâm nên cuộc bãi công của công nhân Hoả xã Gia Lâm vào tháng 10/1938 kéo dài 5 ngày thì chủ nhà máy phải nhượng bộ ký với đại diện của công nhân. Cuộc đấu tranh thắng lợi làm cho anh em công nhân phấn khởi.
 
Cuối năm 1938, đồng chí Lương Khánh Thiện là Bí thư Xứ uỷ nhận công tác khác không ở Hà Nội nữa. Tháng 8/1/1941, trong khi đi nắm tình hình phong trào công nhân, đồng chí bị sa vào tay địch tại một cơ sở ở Thượng Lý. Trước mọi cực hình tra rấn của kẻ thù, đồng chí vẫn giữ vững ý chí cách mạng kiên cường. Sáng 1/9/1941, thực dân Pháp lén lút xử bắn đồng chí Lương Khánh Thiện tại chân núi Áng Sơn (Kiến An). Đồng chí đã cống hiến chọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
 
 
Xuân Sơn

Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)