Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 21/03/2016 04:25
Văn học dân gian với chủ đề về Hồ Tây
Văn học dân gian là những sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật đầu tiên, sớm nhất đến với Hồ Tây. Hồ Tây là nơi hội tụ đủ mọi chủ đề tiêu biểu của truyền thuyết đặc biệt là huyền thoại suy nguyên.
 
Người xưa kể rằng Lạc Long Quân - ông tổ dân ta - đã tại đây lập nên một trong ba công tích lớn đó là chiến công diệt Hồ Tinh manh hình tượng Cáo trắng chín đuôi để vùng đồng bằng được yên ổn mà cái tên đầm Xác Cáo được coi là chứng tích bất tử của sự kiện kỳ vĩ này.
 
Còn sự tích suy nguyên, cũng rất cổ và kỳ lạ về sự hình thành vạt hồ này, là truyện con Trâu Vàng ở núi Tiên Du chạy ngược lên thành sông Kim Ngưu rồi ẩn vào Hồ Tây, cho nên hồ có tên là hồ Trâu Vàng. Lại có chuyện sư Khổng Lồ thu được hết đồng của phương Bắc đúc thành chuông lớn đánh lên khiến Trâu Vàng bên đó nghe tiếng, ngỡ mẹ gọi liền chạy sang, quần mãi đất đến sụt xuống thành Hồ Tây rồi ẩn luôn dưới đó.
 
Còn ở phía bắc hồ, ở làng Nhật Tân xưa có bảy cây gạo là bằng chứng của câu chuyện bà Lạc Phi sinh ra một bọc bảy trứng, nở thành bảy chú rồng, bay đi khắp nước non mà chăm sóc dân lành, khiến mẹ phải trồng bảy cây gạo ở nơi ấy để ghi lại dấu vết. Rồi những huyền thoại về Trấn Vũ, Linh Lang, Uy Linh Lang… hiển thánh ở Hồ Tây không chỉ là của riêng Hà Nội mà liên quan đến sự an nguy của cả nước.
 
Đến những chuyện cổ tích về các vị tổ nghề, về các nhân vật lịch sử, dã sử thì tại vùng đất Tây Hồ cũng vô vàn phong phú. Đó là các chuyện về Thái Luân tổ nghề giấy, Ngọc Đô tổ nghề dệt lĩnh, Quỳnh Hoa tổ nghề chăn tằm… Tất cả đều được gắn với những vật thể hiện diện quanh hồ.
 
Có hai chuyện (mượn lời của Lê Thánh Tông) lấy Hồ Tây làm bối cảnh. Đó là truyện Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc (Lãng Bạc phùng tiên) và truyện Giấc mộng (Mộng ký). Ở truyện thứ nhất cho biết ông vua này có làm hai bài phú về hồ và đã gặp một ông tiên trên một con thuyền giữa hồ, hai bên chuyện trò trao đổi về âm nhạc. Truyện thứ hai kể về việc Lê Thánh Tông giải nỗi oan khiên cho hai cô gái vốn là “tinh” của một quả chuông và một dây đàn tỳ bà bị chôn vùi bên bờ hồ Trúc. (Thời Lê Thánh Tông chưa có hồ Trúc Bạch, do đó chuyện kể này chỉ có thể là của người đời sau mượn lời Lê Thánh Tông).
 
Đành rằng những chuyện này được nhiều thế hệ ghi chép thành văn bản song vẫn là từ những lời kể của dân gian. Là chuyện kể dân gian tất nhiên không phải là sự thực lịch sử, song có thể có những cốt lõi hiện thực đáng để người đời sau tham khảo, nghiên cứu.

Ngô Duy tổng hợp

Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)