Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 29/03/2016 03:30
Khu Đấu xảo Hà Nội – Nơi diễn ra cuộc mít tinh ngày 1/5/1938

Khu Đấu xảo Hà Nội, nơi diễn ra cuộc mít tinh ngày 1/5/1938, thuộc vị trí số nhà 91 Trần Hưng Đạo, nay là Cung văn hoá lao động hữu nghị Việt – Xô, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 
Khi nhìn lại lịch sử thời kỳ 1936-1939 ta thấy đây là thời kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng triệu người yêu nước Việt Nam đã đoàn kết trong mặt trận Dân chủ Đông Dương tham gia đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và bán hợp pháp đòi quyền tự do, dân chủ, đòi cơm áo và hoà bình. “Những người lao khổ, thợ thuyền các công xưởng, nông dân các đồn điền và đồng ruộng, những thương gia, những người trí thức thành thật yêu mến xứ sở và dân chúng xứ này, dẫu là có tư tưởng chính trị nào, dẫu là thờ một tôn giáo nào, cũng phải cùng nhau lập ra một mặt trận chung để đưa nguyện vọng của mình cho Chính phủ Pháp” (Nguyễn Văn Tạo).
 
Trước khí thế đấu tranh của nhân dân, nhà cầm quyền Đông Dương phải ra nghị định ban hành một số quyền lợi cho công nhân lao động, trả tự do cho 1.532 tù chính trị (tính đến 10/1937) hầu hết là các chiến sĩ cộng sản. Đến đầu 1938, phong trào đấu tranh ngày càng sâu rộng, trong đó thành công nhất phải kể đến việc tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5/1938) tại khu Đấu xảo Hà Nội.
 
Khu Đấu xảo Hà Nội là nơi trưng bày sản phẩm để mọi người thấy được cái tài, cái khéo (tương tự như Hội chợ triển lãm ngày nay) hình thành từ thời thực dân Pháp (1899) tại vị trí 91 Trần Hưng Đạo ngày nay.
 
Nhà Đấu xảo đã bị chiến tranh phá hỏng. Sau giải phóng Thủ đô, tại đây ta xây dựng Nhà hát nhân dân (ngoài trời), đến năm 1985 khánh thành Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt – Xô trên diện tích 3,2 ha, nơi diễn ra các hội chợ, các hoạt động nghệ thuật, các cuộc mít tinh và các hội nghị lớn…
 
Trải qua thời gian và chiến tranh, các công trình đã được thay đổi nhiều lần. Duy nhất chỉ còn lại một kiến trúc nằm ở góc phía trước, bên phải, giáp phố Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, đó là một ngôi nhà xây gạch, hai tầng, mái lợp ngói ống với các đao cong, hiện nay là trụ sở sinh hoạt của Câu lạc bộ Thăng Long. Phía trước Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt - Xô là Quảng trường 1/5, cũng là để ghi nhớ sự kiện lịch sử cuộc mít tinh khổng lồ 25 ngàn người ngày 1/5/1938.
 
 
Ngọc Du
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)