Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 29/03/2016 03:38
“Khu phố Khách” ở Hà Nội xưa

“Khu phố Khách” là nơi tập trung người Tàu làm ăn sinh sống ở Hà Nội xưa. Tuy không to lớn quan trọng như ở Chợ Lớn của Sài Gòn, nhưng “khu phố Khách” ở Hà Nội cũng là một thế giới riêng biệt của những Hoa kiều, không lẫn được với khu phố Tây hay khu phố ta thời Pháp thuộc.

 
Theo sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, những Khách – người Hoa kiều đa số khởi thuỷ là những người Tàu nghèo khó bỏ quê hương tha phương cầu thực sang nước ta. Mới đầu họ đi làm công ít lương, rồi dành dụm có ít vốn và được đồng hương giúp đỡ rồi trở thành chủ hiệu nhỏ. Một đặc điểm nổi bật của những người Tàu là dù ở bất cứ nơi đâu họ cũng luôn giữ đầy đủ đặc tính tập quán của họ, ít hoà lẫn với người bản xứ xung quanh. Vậy nên, quang cảnh khu phố người Tàu mang rõ đặc tính chung cho cả những thành phố có cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á: những cửa hàng treo dọc biển tên cạnh tường, chiếc dài chiếc ngắn, sơn then hoặc sơn son, trên viết chữ nho; họ giữ nguyên phong tục ăn tết Nguyên đán rất to… Một đặc tính khác của người Tàu đó là đi tới đâu họ cũng tìm cách lấy lòng chính quyền, những năm Hà Nội thuộc Pháp, họ dựa vào người Pháp.
 
Chính sự tương trợ, bao bọc lẫn nhau cùng giữ bản sắc riêng, những người dân làm ăn buôn bán, sinh sống tại Hà Nội đã quần tụ một khu với tên gọi nôm “khu phố Khách”, đó là phố Hàng Buồm. Nhưng Hàng Buồm ban đầu chưa phải là nơi tập trung của người Hoa, họ ở phố Việt Đông (nay là phố Hàng Ngang) rồi ở lan sang mấy phố chung quanh đó như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông) rồi lan đến Hàng Buồm. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, Hàng Buồm nằm ở Trung tâm Liên khu I. Do Ủy ban kháng chiến Liên khu cho phép các cửa hàng buôn bán của Hoa kiều được tự do mở cửa nên phố này là nơi duy nhất ở Hà Nội lúc đó có những hoạt động dịch vụ không khác gì thời bình. Tại phố Hàng Buồm Hội quán Quảng Đông được lập ra. Trong hội quán có bàn thờ Quan Đế và Thiên Hậu, biểu thị tinh thần Hán tộc của những người bỏ nước đi ra ngoài kiếm ăn (Quan công tượng trưng cho lòng trung nghĩa và Thiên Hậu là một hoàng hậu cuối đời Tống chạy trốn giặc Mông).
 
Sau năm 1954, Hà Nội được giải phóng, đặc biệt sau năm 1979, nhiều gia đình Hoa kiều đã chuyển đi nơi khác sinh sống hoặc về nước, “khu phố Khách” mất tên, con phố đó có tên Hàng Buồm cho đến nay.
 
Ngọc Linh
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)